Nhạn lạc bầy xăng lăng xáo láo
Sáo lạc nhạc sáo phải bơ thờ
Trước ông chủ nhà sau là trùm vạn, cho tôi hò nhờ đôi câu
Tìm kiếm "làng bằng"
-
-
Ta về ta ở làng ta
Ta về ta ở làng ta,
Ôm cây cột cháy vẫn là thơm danh -
Phất cờ chống nạn xâm lăng
-
Anh ơi duyên phận lỡ làng
Anh ơi duyên phận lỡ làng,
Xin anh để tiếng phi thường cho em.
Ước gì kẻ lạ người quen,
Gần xa nhắc đến chồng em anh hùng.
Thu đông lệ nhỏ đôi dòng,
Anh đi em ngỏ tấm lòng cùng anh. -
Chiều chiều nhớ xóm nhớ làng
-
Tưởng anh sâu sắc giếng làng
-
Chiều chiều vịt lội bờ làng
Dị bản
-
Trách duyên trách số lỡ làng
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai -
Ghe anh mỏng ván bóng láng nhẹ chèo
-
Vừa ăn cắp vừa la làng
Vừa ăn cắp vừa la làng
-
Quan trên tống trát về làng
-
Mõ đâu đem đánh giữa làng
-
Nước lụt thì lụt cả làng
-
Anh về ngoài Yến tạ lăng
-
Anh ra đi lính cho làng
Anh ra đi lính cho làng
Nước mắt ròng ròng nhớ mẹ nhớ cha
Cực vì ông nớ trong tòa
Sức anh đi lính vậy mà phải đi
Ra đi tới rặng Trà My
Thấy kẻ thăm con, người thăm cháu, thiếp đi thăm chàng
Đi ra vừa tới ngoài Hàn
Thấy lính đi tập dư ngàn, dư trăm
Thiếp thương chàng mới ghé qua thăm
Chàng qua nước bển biết mấy mươi năm chàng về
Thôi thôi em trở lộn về
Nuôi cha với mẹ trọn bề hiếu trung -
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Trâu kia đứng ngóng đầu làng
Ai kia đứng ngóng lang thang bước vào -
Chim quyên đậu nóc đình làng
-
Chùa hư tốn ngói của làng
Chùa hư tốn ngói của làng
Anh hư cơ nghiệp tại nàng lang dâm -
Trời mưa ướt đất lộ làng
-
Cha con thầy thuốc về làng
Chú thích
-
- Trương Định
- Còn có tên là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, một võ quan dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn và là thủ lĩnh chống Pháp trong giai đoạn 1859-1864. Ông sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều, bắt đầu chống Pháp. Ông tổ chức lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp, ra lệnh cho tất cả các lực lượng chống Pháp phải bãi binh. Trương Định kháng mệnh vua, rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân, và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, tiếp tục đánh Pháp. Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương và rút gươm tự sát lúc rạng sáng ngày 20. Khi ấy, ông 44 tuổi.
Xem vở cải lương Cờ nghĩa giồng Sơn Quy nói về cuộc khởi nghĩa Trương Định.
-
- Võ vàng
- Gầy ốm xanh xao. Còn nói vàng võ.
-
- Cạn sợt
- Rất cạn (sợt là từ mô tả cấp độ nhẹ, như sợt qua, sợt da...)
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Lung
- Vùng đầm nước ngập, có bùn.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Mái
- Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phù trợ gia cư
- Giúp đỡ, coi sóc việc nhà (chữ Hán).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Đê
- Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.
-
- Hòn Yến
- Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.
-
- Tạ lăng
- Một lễ nghi trong truyền thống thờ phụng của dân tộc Việt, do con cháu tổ chức sau khi xây dựng lăng mộ cho người đã khuất.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sức
- Hành động quan truyền lệnh cho dân bằng văn bản.
Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.
Nay sức.
Lê Thăng
(Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Ô đầu
- Một loại cây cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn, mọc hoang nhiều ở các vùng núi Tây Bắc nước ta. Rễ củ của cây ô đầu là một vị thuốc, củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tóc tiên
- Một loại cây dây leo sống lâu năm, mọc hoang, có nhiều rễ dạng củ mẫm hình thoi. Củ tóc tiên là một vị thuốc Bắc có tên là thiên môn, có tác dụng trị ho lao, long đờm, lợi tiểu.
-
- Sử quân tử
- Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử, trang dây hay trang leo, một loại cây dây leo mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Cây xanh quanh năm, cho hoa rất đẹp, nên thường được trồng làm cảnh. Trong Đông y, quả của sử quân tử được dùng để tẩy giun. Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao sẽ gây ngộ độc nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, nấc và táo bón. Sách địa chí (cổ) chép: Quách sứ quân ở Phiên Châu chữa trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các nhà làm thuốc mới gọi là sứ quân tử, về sau đọc trại thành sử quân tử.