Ra về giữ bốn câu thơ
Câu thương câu nhớ câu chờ câu mong
Tìm kiếm "thợ hàn"
-
-
Tổ tiên để lại em thờ
-
Một tay bế lũ con thơ
-
Thương dân dân lập đền thờ
Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương -
Trai Tân Trúc chặt tre thở hoi hóp
-
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
-
Nằm chình chòng như Tôn Tẫn xem thơ
-
An Dân, Xuân Thọ chia hai
-
Khó than, khó thở, khó phân trần
Khó than, khó thở, khó phân trần
Tóc không xe mà rối, ruột không dần mà đau -
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Cây đa trốc gốc, thợ mộc đương cưa
Anh với em bề ngang cũng xứng, bề đứng cũng vừa
Bởi tại cha với mẹ kén lừa sui giaDị bản
-
Chim sa vườn thị, thỏ lụy vườn trâm
-
Ông mất chân giò, bà thò chai rượu
Ông mất chân giò,
Bà thò chai rượu -
Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh đau liền
Dị bản
-
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
-
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
Đêm khuya vắng vẻ, anh thỏ thẻ hỏi nàng
Tiền riêng được mấy chục mà vàng được mấy đôi? -
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành -
Con chim trên nhành, chim kêu thỏ thẻ
-
Dốt nát tìm thầy, bóng bẩy tìm thợ
Dốt nát tìm thầy
Bóng bẩy tìm thợ -
Lệnh làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ
Chú thích
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Tương truyền bài ca dao ra đời hưởng ứng chiếu "Cần Vương" của vua Hàm Nghi.
-
- Nhận
- Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
-
- Tân Trúc
- Một làng nay thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
-
- Đông Hà
- Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tôn Tẫn
- Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.
-
- Binh cơ
- Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
-
- Yên hà
- (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ hạc là người quen
(Nguyễn Du)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bài này tả một người hút thuốc phiện.
-
- An Dân
- Tên một xã của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có đặc sản bún bắp.
-
- Xuân Thọ
- Một địa danh thuộc Phú Yên, nay được chia làm hai xã Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2, cùng thuộc thị trấn Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Xuân Đài
- Hoặc Sơn Đài, tên một ngọn đèo nay thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là ranh giới tự nhiên giữa xã An Dân (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) trước đây. Tại đây có một vịnh biển dài khoảng 50 cây số, với nhiều gành đá, bãi cát rất đẹp, cũng tên là vịnh Xuân Đài.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Kén lừa
- Kén chọn.
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Trâm
- Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Thọ bịnh
- Thọ bệnh, bị bệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Há
- Từ biểu thị ý như muốn hỏi nhưng thật ra là để khẳng định rằng: không có lẽ nào lại như thế (từ cũ).
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung
(Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu)