Khó mà xứ biển em theo,
Giàu mà xứ ruộng, vằng treo nợ đòi.
Khó mà xứ ruộng em theo,
Giàu mà xứ biển, hết chèo hết ăn.
Tìm kiếm "giau"
-
-
Dù xanh mà gặp võng điều
-
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
-
Lúc khó dẫu chào, chào cũng lảng
-
Khó nghèo đòn gánh liền vai
Khó nghèo đòn gánh liền vai
Bán buôn nuôi mẹ, giàu ai mặc giàu -
Bởi vì cha mẹ không thương
-
Chim quyên ăn trái ổi tàu
Chim quyên ăn trái ổi tàu
Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi.
Ham giàu đã thấy giàu chưa,
Bữa ăn nước mắt như mưa tháng mười.Dị bản
Tham giàu đã thấy giàu chưa
Vừa ăn vừa khóc như mưa tháng hè
-
Canh rau cũng thể canh rau
Canh rau cũng thể canh rau
Để ai cậy thế, ỷ giàu mặc ai -
Quần thâm, lĩnh Bưởi cạp điều
-
Giếng sâu gàu xuống bần bon
-
Con gà gáy cục kè ke
Con gà gáy cục kè ke
Thức cô mi dậy mà nghe tiếng Tàu
Chém cha con gái nhà giàu
Ham vàng ham hột, đâm đầu lấy Tây -
Hỡi người đi cái ô đen
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em! -
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
-
Hỡi người quần trắng dây lưng thao
-
Mẹ già lút cút lui cui
-
Vườn xuân im ỉm còn gài
Vườn xuân im ỉm còn gài
Em mọng khiến bẻ cho ai một cành
Đã yêu anh bẻ cả cho anh
Giấu cha giấu mẹ rằng cành hoa rơi -
Anh ơi giữ đạo tam cang
-
Rập rình nước chảy qua đèo
Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Chồng về, chồng bỏ, chồng đi
Bà già ứ hự còn gì là heo -
Lời nguyền trước cũng như sau
Lời nguyền trước cũng như sau
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta -
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Anh chỉ anh thề không lỗi nghĩa cùng nhau
Bây giờ anh đã sang giàu
Anh quên lời hứa ban đầu cùng em
Chú thích
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Tuồng
- Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
-
- Vũ phu
- Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
-
- Ổi tàu
- Một loại ổi lá nhỏ, quả tròn, thịt giòn, ít hạt.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Cạp điều
- Bịt mép vải cho khỏi sơ hay sờn. Cạp điều là cạp màu điều (màu đỏ).
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cá trích
- Một loại cá biển, mình thon dài, ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ, rất béo, và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Chánh tổng
- Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cúng đất
- Cũng gọi là cúng tá thổ (thuê, mướn đất), một tục lệ để cầu thần linh, linh hồn những người bản địa, xin phù hộ độ trì để sinh sống, lập nghiệp được bình yên, sung túc.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.