Tìm kiếm "Đông Tây"
-
-
Võ cua võ còng
-
Khói về đằng kia ăn cơm với cá
-
Vô duyên bất lịch sự
-
Trêu ong, ong đút
-
Bác sĩ Tùng
Bác sĩ Tùng
Dạy chúng em
Ăn quả xanh
Uống nước lã
Dễ tiêu hoá
Diệt vi trùng
Ỉa lung tung
Là việc tốt
Ai học dốt
Sẽ được khen
Ai ho hen
Là người rất khỏe -
Ba bị chín quai
-
Ụt à ụt ịt
Ụt à ụt ịt
Bụng thịt lưng oằn
Mặt nhăn mồm nhọn
Ăn rồi không dọn
Vổng vểnh hai tai
Thưỡn bụng nằm dài
Tròn như bị thóc -
Gâu gâu gâu
Gâu gâu gâu
Gặp đâu sủa đấy
Hết chạy lại ngồi
Khi chán chê rồi
Thì loanh quanh… thịch. -
Con gà đỏ mồng
Con gà đỏ mồng
Chạy rông cả buổi
Cơm không chịu thổi
Lúa không chịu xay
Về nhà lăn quay
Nằm dài nhịn đói -
Con gà mái ghẹ
Tè te té te
Con gà mái ghẹ
Đẻ mười gà con
Một con đi cày
Một con đi buôn
Một con ngồi buồn
Một con chết rấp
Một con béo mập
Một con béo phì
Một con theo dì
Ra đồng tập cấy
Một con cầm gậy
Đi đánh lợn rừng
Một con trợn trừng
Đánh con ó ọ
Một con dắt chó
Đi đuổi con beo… -
Trời mưa
Trời mưa
Dưa tốt
Hột nảy mầm
Đầm ruộng
Muống leo
Bèo nổi
Ổi thơm
Cơm trắng
Nắng cười
Người hí hí -
Nghé ọ nghé ơi
Ơ ọ…
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé ra đồng lúa
Nghé chạy đồng bông
Nghé chớ đi rông
Hư bông gãy lúa
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé đi tập võ
Nghé đi tập cày
Tươi cây tốt cội
Nghé lội đồng sâu
Nghênh đầu nghé ọ … -
À à chựng chựng
À à chựng chựng
Chựng chựng cho lâu
Cày sâu bừa kĩ
Con nghỉ con chơi
À chựng chựng ơiCon bơi cho khỏe
Con trẻ cho dai
Đẹp đài đẹp lộc
Đẹp vóc nhà trời
À chựng chựng ơi … -
Trẩu trẩu trầu trầu
-
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng
Dị bản
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng,
Ăn nhiều nhiều bà Kiều bẻ cổ
-
Xay lúa, xay lúa
-
Chuột chuột chí chí
Chuột chuột chí chí,
Răng cũ trả mày,
Răng mới trả taoDị bản
Chuột chuột chí chí,
Răng mày vừa dài vừa nhọn,
Răng tao bé mọn,
Mày trả răng tao
-
Bà chằn lửa
Bà chằn lửa
Sửa cầu tiêu
Ba giờ chiều
Đứt dây thiều
Lọt cầu tiêu
Ăn bún riêu
Nhớ người yêu. -
Đồ nói thuội, ăn cứt nguội cả đêm
Chú thích
-
- Ma trơi
- Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.
Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười
(Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Đút
- Đốt (phương ngữ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Ba Bị
- Hình ảnh xấu xí, đáng sợ mà người lớn thường đem ra để dọa trẻ con. Theo nhà nghiên cứu An Chi, cái tên "Ba Bị" xuất phát từ người ăn xin: cái bị là đồ nghề ăn xin. Cả câu "Ba bị chín quai, mười hai con mắt" mô tả một người ăn xin mang ba cái bị, mỗi bị có chín cái quai và bốn con mắt (mắt: lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ăn khín
- Ăn nhờ, ăn chực.
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Nói thuội
- (Trẻ con) Bắt chước, lặp lại lời của người lớn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).