Bao giờ trúc mọc trên chì
Dị bản
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Con chim bay vụt qua nhà
Mà biết đực cái thì ta lấy mình
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
Bây giờ mới được thế này
Xưa kia cắn rận bảy ngày trừ cơm
Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi đi mãi không chờ đợi ai.
Bao giờ trên núi hết ong
Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương
Bây giờ giáp mặt đinh ninh
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Hay là người đã nghe ai
Thả chông đường nghĩa, ráp gai lối tình?
Bây giờ đôi ngả xa xôi
Có thương thì phải mua vui bán sầu
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.