Tìm kiếm "dầu quế"
-
-
Ớ con kia mày đừng chót mỏ nói rân
-
Áo mặc sao qua khỏi đầu
-
Dâu kia hết lá vì tằm
Dâu kia hết lá vì tằm
Nỗi sầu biết gỡ mấy năm cho rồi. -
Mượn đầu heo nấu cháo
Mượn đầu heo nấu cháo
-
Không đầu không đũa
Không đầu không đũa
-
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn. -
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao
Em đau em cũng hết mau
Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền -
Thương tằm cởi áo bọc dâu
-
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng -
Trăm dâu đổ đầu tằm
Trăm dâu đổ đầu tằm
-
Ngồi buồn chẳng dám trách ai
-
Gàu lành ai lại trét chai
-
Thân em thịt trắng, da hồng
-
Cây xanh xanh, lá cũng xanh xanh
-
Trên thượng đình có bông không trái
-
Yêu nhau là chị em gái
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
-
Đau bụng thì uống nước sông
-
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
Chú thích
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào
- Khi chồng giận dữ thì nên tránh đi, còn khi mẹ chồng la mắng thì nên biết chịu đựng làm lành.
-
- Nói rân
- Nói nhiều, nói liên hồi.
-
- Áo mặc sao qua khỏi đầu
- Con cháu không khi nào khôn ngoan hơn ông bà cha mẹ. Câu này thường được các bậc ông bà cha mẹ dùng khi răn dạy con cháu.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Dầu chai
- Cũng gọi là dầu rái, làm từ nhựa cây dầu con rái (cây dầu chai). Nhựa cây dầu chai rất dính, không thấm nước và khi khô lại thì rất cứng nên nhân dân ta thường dùng để trét lên đáy ghe thuyền. Dầu chai sẽ lấp vào những kẽ ván thuyền và thấm vào gỗ ván thuyền, làm cho đáy thuyền trở nên không thấm nước và bảo vệ được gỗ thuyền khỏi bị ăn mòn do tác dụng của nước và muối.
Một trong những cách làm ghe thuyền khác rất phổ biến là "đan" thuyền bằng nan tre, sau đó trét (sơn, quét) lên một lớp dầu chai thật dày để thuyền không thấm nước. Thúng chai và thuyền nan là hai ví dụ của cách làm này.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Thanh la
- Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.