Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
Bao giờ nước ngọt đường cay
Dị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng còn
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có vội, quan lội quan sang
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù
Đào than cho nó làm giàu
Xúc vàng đem đổ xuống tàu cho Tây
Ruộng ta ta cấy ta cày
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây
Chúng mày lảng vảng tới đây
Rủ nhau gậy cuốc đuổi ngay khỏi làng
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
(Khoảng trời - hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)