Tìm kiếm "bào chế"
-
-
Nhà anh cách đây
-
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Bẻ roi đánh vợ bảo đừng theo trai -
Đêm khuya hoài vọng đợi chờ
-
Thổi lửa phùng mang mau dễ cháy
Thổi lửa phùng mang mau dễ cháy
Đòi nợ hung bạo mới nhạy tiền -
Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy
-
Trên trời biết mấy ông sao
-
Trèo lên cây gạo cao cao
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Gió nam thổi xuống ngọt ngào
-
Trên trời có bấy nhiêu sao
Trên trời có bấy nhiêu sao
Công ơn cha mẹ cũng bao nhiêu lần -
Mặt mày sáng sủa như sao
Mặt mày sáng sủa như sao
Ngồi không ăn bám biết bao cho vừa -
Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao
Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao
Hễ ai hỏi đến thì bao nhiêu tiền -
Cách nhau mảnh ruộng năm sào
-
Có đầu mà chẳng có đuôi
-
Tre già tre nỏ lo chi
-
Hèn mà làm bạn với sang
Dị bản
Hèn mà làm bạn với sang
Kẻ ngồi người đứng có ngang nhau bao giờ
-
Tóc dài thì tốn tiền chanh
-
Con chim chích choè
Con chim chích chòe
Mày ngồi đầu hè
Mày nhá gạo rang
Bảo mày vào làng
Mày kêu gai góc
Bảo mày gánh thóc
Mày kêu đau vai
Bảo mày ăn khoai
Mày kêu khoai ngứa … -
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Mấy đời cơm nguội lên hơi
Cái thân làm bé thảnh thơi bao giờ
Chú thích
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Sở đất
- Đám đất, miếng đất (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hổ thân
- Xấu hổ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Đồng Bay
- Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Sông Mã
- Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Thước
- Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.