Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con?
Tìm kiếm "con nợ"
-
-
-
Tiếng chàng học hết Ngũ Kinh
-
Ba với ba là sáu
-
Gặp đây gắn bó một lời
-
Trên trời có ông sao Tua
-
Anh thấy em nho nhỏ, lại có hường nhan
Anh thấy em nho nhỏ, lại có hường nhan
Chân mày em loan, con mắt em phụng
Anh đi nội lục tỉnh này mà ưng bụng chỉ có mình emDị bản
-
Đêm qua lặn lội vượt đồng
-
Vè chửi Pháp và vua quan
Tổ cha thằng bố cu gồ
Làm cho tao phải dọn đồ xuống ao
Giường thờ thì ngâm xuống ao
Lại bắt ông vải chui vào bụi năn
Vợ chồng nói chuyện thì thầm
Đêm ngày cắp bị ra nằm cồn Me
Nằm thì lắng tai mà nghe
Nó đang đốt ở ngoài nghè Phú Vinh
Súng thì nó bắn ình ình
Mẹ con giật mình lại phải chạy xa
Sớm mai nó đốt Mỹ Đà
Cửa nhà tan nát, vại cà sạch không
Bấy giờ vợ mới biểu chồng
“Thôi thôi ta phải dốc lòng xin đi”
Chồng thì nó bắt cu li
Vợ thì mặt bủng da chì mà lo
Chẳng qua đến lúc mạt đồ
Nước Nam có đám sao cờ mọc ra
Triều đình bảy vía còn ba
Quân Tây vừa dọa đái ra đầy quần
Cho nên mới khổ đến dân
Tổ tiên cũng bị muôn phần lao đao. -
Me hành me hẹ
-
Bạn hẹn với ta mồng bốn tháng giêng
– Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi đã rồi
Tháng ba, tháng tư ta không thấy bạn thời thôi
Chim kêu thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu ta chẳng thấy nhắn nhe
Chim kêu nhỏ nhẻ, mùa hè sang thu
Chim kêu, vượn hú, cu gù
Cây khô lá rụng, mịt mù tang thương
Tháng bảy, tháng tám, tháng chín mưa trường
Đến khi ta nhắn gửi, hết lời ta lại qua
Tháng mười, tháng mười một, nước chảy mưa sa
Đương khi tiết lạnh bạn với ta xa vời
Còn mình tháng chạp bạn ơi
Niên tàn nguyệt tận, bạn phải tính cho rồi mưu chi?
Về nhà ngửa bàn tay tính lại đính đi
Tháng thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau dạ ngọc, xót chua gan vàng! … -
Quả địa cầu có bốn đại dương
Một quả cầu có bốn đại dương
Dương dương dương cái giường đi ngủ
Ngủ ngủ ngủ cái tủ đựng tiền
Tiền tiền tiền cô tiên biết múa
Múa múa múa công chúa biết bay
Bay bay bay tàu bay hạ cánh
Cánh cánh cánh đòn gánh qua sông
Sông sông sông bông hồng mới nở
Nở nở nở Thị Nở Chí Phèo
Phèo phèo phèo con mèo ăn vụng
Vụng vụng vụng cái bụng nó to
To to to con bò ăn cỏ
Cỏ cỏ cỏ tao bỏ mày đi
Đi đi đi tao phi mày chết
Chết chết chết là hết cuộc đời. -
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Nghĩa sinh thành anh chẳng kể chi
Sao anh bất thức bất tri
Anh đi lính mộ được gì đâu na
Anh nghe em hỏi đây mà
Ai sinh ai đẻ anh ra thành người
Sao anh không sợ người cười
Cái nòi lính mộ mấy đời sướng thân
Hỏi anh anh phải phân trần
Cha già mẹ yếu đỡ đần cậy ai?
Tình non nghĩa nước bao ngày
Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương -
Vè phu làm đường lên Tam Đảo
Tôi có nhời thăm u cùng bá
Ở trên này khổ quá u ơi
Khi nào thong thả mát giời
Mời u quá bộ lên chơi vài ngày
Làm kíp chả được tiền ngay
Phải ăn gạo ngữ của thầy cai Sơn
Một đồng mười sáu bơ đơn
Đong đi đong lại chỉ còn mười lăm
Thầy cai cứ đứng chăm chăm
Hễ ai hút thuốc lại nhằm cắt công
Trời mưa có thấu hay không
Quanh năm chẳng có một đồng thừa ra
Lấy gì đồng bánh, đồng quà
Lấy gì mà gửi về nhà nuôi con
Mười năm làm ở đỉnh non
Ở nhà cha mẹ vợ con mất nhờ
Thân tôi khổ đến bao giờ? -
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường
Làm trai nết đủ trăm đường
Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay
Công cha đức mẹ cao dài
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con. -
Trên non tốc một tiếng còi
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măngDị bản
-
Cất bước lên non tìm hòn đá trắng
-
Bao giờ cho mạ lên non
-
Dựng nhà đầu nước đầu non
-
Một hòn đắp chẳng nên non
Chú thích
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Ngũ Kinh
- Năm bộ sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được cho là do Khổng Tử san định, soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm có:
1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ.
2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước.
4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái...
5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.
-
- Lưu Bình - Dương Lễ
- Tên một truyện thơ Nôm khuyết danh theo thể lục bát, kể về hai người bạn rất thân. Dương Lễ nhà nghèo nên cố công học hành, trong khi Lưu Bình nhà giàu lại lười biếng ham chơi. Sau Dương Lễ đỗ đạt, ra làm quan, còn Lưu Bình thì nhà cửa khánh kiệt. Khi tìm đến nhà Dương Lễ để nhờ giúp đỡ, Lưu Bình bị bạn bạc đãi, lánh mặt không tiếp, chỉ sai người ở dọn cơm hẩm dưa cà cho ăn. Chàng tủi nhục bỏ về, giữa đường gặp một người con gái tên là Châu Long. Nàng khuyên giải và lo liệu cho chàng ăn học. Sau này Lưu Bình đỗ Trạng nguyên, quay về thì không thấy Châu Long đâu. Khi đến phủ của Dương Lễ để mỉa mai trách móc bạn bạc nghĩa, Lưu Bình mới phát hiện ra Châu Long chính là vợ thứ ba của Dương Lễ, và tất cả là mưu kế của bạn để khích cho mình quyết chí tu tỉnh.
Truyện thơ Lưu Bình - Dương Lễ đã được dựng thành các vở chèo, tuồng và truyện thơ theo thể lục bát qua nhiều thời kỳ, và trở thành biểu tượng về tình bạn khắng khít, tình vợ chồng chung thủy.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Đủng đỉnh
- Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Sao chổi
- Còn có tên gọi dân gian là sao cờ hoặc sao tua, một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng cấu tạo chủ yếu không phải từ đất đá, mà từ băng. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt, khi đi vào vòng trong Hệ Mặt trời thì được mặt trời chiếu sáng, từ đó mới sinh ra các ánh sáng rực rỡ như ta thấy khi quan sát từ Trái Đất.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Đây là vua Tự Đức.
-
- Thất đức thất uy
- Mất đạo đức và uy quyền.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Đàng Ngoài
- Còn có tên là Bắc Hà hoặc Đường Ngoài (ít gặp), tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước ta từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc, được kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh. Đến năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt Trịnh, chính thức chấm dứt chính thể Đàng Ngoài.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Ngộ
- Hay, đẹp, lạ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam Định
- Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...
-
- Ông vải
- Ông bà (từ Nôm cổ).
-
- Năn
- Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.
-
- Cồn Me
- Địa danh thuộc thôn Đông Lạc, xã Hoàng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Nghè
- Một hình thức của đền miếu. Nghè có thể là nơi thờ thành hoàng ở làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ ở một thôn nhằm thuận tiện cho dân sở tại trong sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính của làng xã khó đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật.
-
- Phú Vinh
- Một làng thuộc xã Hoằng Vinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Mỹ Đà
- Cũng gọi là làng Mỹ hay kẻ Mỹ, một làng thuộc xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xã này nay là một phường trực thuộc thành phố Thanh Hóa.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Mạt đồ
- Cùng đường (từ Hán Việt). Mạt: cuối cùng, ngọn. Đồ: Đường lối.
-
- Ba hồn chín vía
- Quan niệm dân gian cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía ở lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con.
-
- Me
- Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Cà độc dược
- Một loại cà có độc tính cao, dùng làm một vị thuốc Đông y, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức... Tuy nhiên, dùng cà độc dược quá liều lượng có thể gây hiện tượng ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Tiết khí
- Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.
-
- Én đưa thoi
- Én bay lượn trên bầu trời như thoi trong khung cửi. Thường dùng để chỉ hoặc miêu tả mùa xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
(Truyện Kiều)
-
- Sân hòe
- Từ chữ Hán hòe đình, nghĩa là sân có trồng cây hòe. Đời nhà Tống, Vương Hựu tự tay trồng ba cây hòe trong sân nhà và nói rằng "Con cháu ta sau này sẽ có đứa làm đến Tam công." Về sau, con của Vương Hựu là Vương Đán làm đến Tam công thật. Sân hòe vì vậy chỉ nhà có con cái đỗ đạt, song cũng dùng để chỉ nhà cha mẹ.
Sân hòe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình
(Truyện Kiều)
-
- Niên tàn nguyệt tận
- Hết năm hết tháng (chữ Hán). Cũng nói là niên cùng nguyệt tận.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bất thức bất tri
- Không hiểu không biết (cụm từ Hán Việt).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Na
- Trợ từ, thường đặt cuối câu hỏi, như hả, ha, a, ru... (phương ngữ Trung Bộ).
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Bá
- Chị của mẹ.
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Gạo ngữ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gạo ngữ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Luân thường
- Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.
-
- Quạt nồng ấp lạnh
- Do chữ Đông ôn hạ sảnh: Quạt khi trời mát, đắp chiếu chăn ấm khi trời rét lạnh, nói đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ. Tích quạt nồng ấp lạnh lấy từ sách Nhị thập tứ hiếu của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên, Trung Quốc: Ðời Hậu Hán có đứa trẻ lên chín tên là Hoàng Hương. Mẹ mất sớm, Hoàng Hương ở với cha. Vào muà hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức, Hoàng Hương thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Muà đông, tiết trời lạnh lẽo, đêm đêm trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương vào giường cha nằm lăn qua trở lại rất lâu, để mền chiếu ấm hơi người cho cha được ngon giấc.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
(Truyện Kiều)
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.