Tìm kiếm "Nam Đàn"
-
-
Anh bắt tay em cho thỏa tấm lòng
-
Canh ba sương nhuộm cành mai
Canh ba sương nhuộm cành mai
Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng
Canh tư xích cửa then vàng
Một mình vò võ đêm trăng xế lần
Canh năm mê mẩn tâm thần
Đêm tàn trăng lụn, rạng đông lên rồi -
Niềm tây những mảng lo âu
-
Hỡi cô mặc áo vá vai
-
Đêm năm canh không chớp mắt canh nào
Đêm năm canh không chớp mắt canh nào
Đi ra chép miệng, đi vào thở than -
Chắc là giờ Tý canh ba
-
Chiều chiều nhớ mẹ ăn trầu
-
Nam Phổ trèo cau không mặc váy
-
Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau
-
Nhạn lạc bầy ba ngõ kêu sương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gái Nam Phổ khoe lồn Nam Phổ phổ
-
Đêm năm canh thổn thức
-
Trai tay không chẳng phải nhờ vợ
Dị bản
Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ
Gái ruộng đợ phải ăn mày chồng
-
Anh còn ẩn dật làm chi
Anh còn ẩn dật làm chi
Xuống đời trả nợ nam nhi cho rồi -
Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận
-
Năm canh trằn trọc xốn xang
-
Miền Đông thì được hoa màu
-
Nghe chàng là khách tài hoa
-
Sẵn sàng sáu cái tô to
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nam đáo nữ phòng
- (Chữ Hán) Con trai đến phòng của con gái. Nguyên văn:
Nam đáo nữ phòng nam tất đãng
Nữ đáo nam phòng nữ tất dâm
(Con trai đến phòng của con gái thì là người phóng đãng, không đứng đắn
Con gái đến phòng của con trai thì là người dâm dật).Đây là một trong những lễ giáo khắc nghiệt thời phong kiến.
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Trung Lễ
- Tên một làng nay thuộc xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
-
- Bán dạ
- Nửa đêm (chữ Hán).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nam Phổ
- Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.
-
- La Sơn
- Tên một làng nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- Ở lổ
- Ở truồng (khẩu ngữ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phổ
- Vỗ (từ địa phương Trung Bộ).
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Phòng đào
- Cũng gọi là buồng đào (từ cũ trong văn chương). Chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như không
(Truyện Kiều)
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận
- Một cách nói bỡn cợt có nguồn gốc từ câu "Nam nhi chi chí, nữ nhi chi hạnh."
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Làng Quả Linh (tức làng Cảo Linh, còn có tên Nôm là làng Gạo) thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định xưa kia chia thành bốn giáp là giáp Đông, giáp Cầu, giáp Chải, giáp Cuối. Giáp là một loại đơn vị hành chính, cũng là một đơn vị tổ chức xã hội có ở miền Bắc nước ta từ khoảng thế kỉ thứ 10, tương đương một thôn hay một phường bây giờ.
-
- Và
- Vài.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Sáu “chén to” là sáu tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Biên Hoa, Định Tường, Gia Định, sau lại bị chính quyền cai trị Pháp chia thành hai mươi hạt (“chén con sò”): Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa. Sài Gòn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, và Bạc Liêu.