Non non, nước nước khơi chừng
Ái ân đôi chữ xin đừng quên nhau
Tình sâu mong trả, nghĩa đền
Đừng vui chốn khác mà quên chốn nầy
Nước vơi rồi nước lại đầy
Tình kia chưa trả,nghĩa nầy chớ quên
Tìm kiếm "quyền quý"
-
-
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Của chồng công vợ, bao giờ quên nhau -
Dọn cơm chống đũa ngồi nhìn
-
Sạch con thì lắm người bồng
Sạch con thì lắm người bồng
Xinh chồng thì lắm người thương
Tin chàng lòng dạ như gương
Không quên nghĩa thiếp, người thương mặc người -
Đêm nằm gốc thị mơ màng
-
Cũng thì phát rẫy một bên
-
Tình ta như quế với gừng
-
Em về anh mượn khăn tay
Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên. -
Dế kêu cho giải cơn sầu
Dế kêu cho giải cơn sầu
Mấy lời em nói, bạc đầu không quên -
Khó thì hết thảo hết ngay
Khó thì hết thảo hết ngay
Công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên -
Ngồi buồn kể chuyện Lưu Hầu
-
Đồng Nai xa lắm ai ơi
-
Anh đi đâu giục ngựa, buông cương
-
Bậu ơi, bậu ở đừng về
-
Trăng lên vừa tới mái hiên
Trăng lên vừa tới mái hiên
Thiếp thảm chàng phiền, có nhớ hay quên
Làm người phụ bạc sao nên
Trông xuống hổ đất, ngó lên thẹn trời
Nói ra dạ giữ lấy lời
Lênh đênh mặt biển chân trời quản bao -
Chè non nước chát xin mời
-
Xa cha, gần giặc mặc dầu
Xa cha, gần giặc mặc dầu
Lòng son dạ sắt con nào dám quên -
Lúc khó dẫu chào, chào cũng lảng
-
Roi song đánh đoạn thì thôi
-
Em đi anh nắm cổ tay
Em đi anh nắm cổ tay
Anh dặn câu này, em chớ có quên
Đôi ta đã có lời nguyền
Lấy ai thì lấy, chớ quên gởi tiền
Chú thích
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Trổ cờ
- Ra hoa.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Trương Lương
- (262 TCN-188 TCN) Tự là Tử Phòng, một trong những khai quốc công thần của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được người đời xưng tụng là "Hán triều Tam kiệt." Sau này ông được Hán Cao Tổ phong là Lưu Hầu, nên đời sau cũng gọi ông với tên ấy.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Đoạn
- Xong, kết thúc.