Cây xanh thời lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Mừng cây rồi lại mừng cành
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Ðời cha vinh hiển đời con sang giàu
Tìm kiếm "bể Bắc bể đông"
-
-
Dì ruột thương cháu như con
Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà mất mẹ, cháu còn cậy trông -
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Kẻ xưa nợ vợ, người nay nợ chồngDị bản
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng
-
Chồng dữ thì em mới rầu
Chồng dữ thì em mới rầu
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng -
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mẹ anh năm lọc bảy lừa
Mua cam phải quít, mua dưa phải bầu
Mua kim mua phải lưỡi câu
Mua mật phải dầu, cực lắm anh ơi -
Thương chồng, phải khóc mụ gia
Dị bản
Thương chồng mà khắc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi
-
Đói lòng ăn khế, ăn sung
-
Xấu xa cũng thể chồng ta
Xấu xa cũng thể chồng ta
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng ngườiDị bản
Ngu si cũng thể chồng ta
Dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người
-
Cơm trắng ăn với chả chim
Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no
Cơm hẩm ăn với cà kho
Chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy -
Chồng yêu cái tóc nên dài
Chồng yêu cái tóc nên dài
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn -
Giường lèo mà trải chiếu mây
-
Dầu rằng da trắng tóc mây
Dầu rằng da trắng tóc mây
Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng -
Ai làm cho cải tôi ngồng
-
Bồng em đi dạo vườn dưa
Bồng em đi dạo vườn dưa
Dưa đà có trái chị chưa có chồng -
Rau răm đất cứng khó bứng dễ trồng
Dị bản
-
Một mâm có mấy đĩa ngon
Một mâm có mấy đĩa ngon
Dì ghẻ ních hết để con nhịn thèm -
Gió đâu bằng gió Tu Bông
-
Đôi ta cầu của cầu con
-
Canh bầu nấu với cá trê
-
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
Chú thích
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Bả
- Bà ấy (phương ngữ một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Giường lèo
- Loại giường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu, có nguồn gốc từ Lào. Trước đây loại giường này thường được các nhà quyền quý đặt thợ người Lào làm, nên gọi là giường lèo (đọc trại chữ Lào). Sau này thợ của ta cũng làm được loại giường này, nhưng vẫn giữ tên giường lèo.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Tu Bông
- Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Tiến sĩ
- Học vị được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần, những người đỗ Tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...