Tìm kiếm "Thê Húc"
-
-
Bụt còn co quắp ngón tay
-
Bạn về răng được mà về
-
Trời mưa thì chẳng có sao
Trời mưa thì chẳng có sao
Xưa nay vẫn thế ai nào dám kêu
Chỉ kêu vì nỗi trớ trêu
Trêu nhau cho đến hiểm nghèo chưa thôi -
Con gái mà lấy chồng già
Con gái mà lấy chồng già
Đêm nằm thỏ thẻ đẻ ra con chồn -
Lễ lộc mang đến cửa quan
Lễ lộc mang đến cửa quan
Khác nào như thể mang than đốt lò -
Con gái má mọng quả hồng
-
Thủy triều ai tát ai khơi
Thủy triều ai tát ai khơi
Khi lên thì thế, cơn rời như không -
Hỡi người quần trắng dây lưng thao
-
Nhơn trung sâu tợ như đào
Dị bản
Nhân trung sâu tựa như đào
Vang danh thế giới, anh hào ai đương
-
Trưa thời cấy lúa đau lưng
Dị bản
Trưa thời cấy lúa đau lưng
Ai vô cấy thế thì ưng tới chiều
-
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Bụng mình có thế mới ngờ cho ta -
Phượng hoàng đậu cành cây đa
-
Xem trong gia đạo bầy nhầy
-
Dâu hiền như gái trong nhà
Dâu hiền như gái trong nhà
Rể thảo như thể trai ta sinh thành -
Trách thân trách phận rằng hèn
Trách thân trách phận rằng hèn
Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa -
Không chồng mà chửa mới ngoan
Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường -
Lá này gọi lá xoan đào
-
Trời cao cao bấy không xa
-
Công nợ chẳng quản là bao
Công nợ chẳng quản là bao
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong
Lo chi cho nhạt má hồng
Cho héo con mắt mà lòng anh đau
Chú thích
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân trung
- Phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Rầy
- Làm phiền.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửa lạch
- Hay cửa biển, nơi sông đổ ra biển.