Anh muốn mua cho em khăn trắng có gắn chữ tình
Mai sau anh trở lại đặng nhìn người xưa
Tìm kiếm "đăng đó"
-
-
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Ngọn bầu trắng sợi ngắn, sợi dài
-
Tới đây lạ tổng lạ xã, anh lạc đàng
-
Hừng đông vừa sáng cửa ván còn cài
-
Hai trái ổ qua đặt trên bàn hạnh
-
Ngó lên đàng tóc rẽ tư
Ngó lên đàng tóc rẽ tư,
Tại bụng em ừ, chẳng phải tại anh -
Khi xưa nói nói, thề thề
-
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
-
Ở đây rìu rịt lấy chàng
-
Một anh nói anh thương
-
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
Bây giờ em đặng chữ vu quy
Em ham nơi quyền quý, em sá gì nghĩa anh.Dị bản
-
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Chim đứt cánh, chim hãy còn bay
Từ ngày xa bạn tới nay
Cơm ăn chẳng đặng, nằm hoài tương tư -
Bấy lâu cách lựu xa lê
-
Bấy lâu xa cách mặt chàng
-
Muống than thân muống
Muống than thân muống,
Dứt đọt nấu canh
Anh than thân anh,
Vợ con chưa có
Người nói lòng nọ,
Kẻ nói lòng kia
Liều mình như súng bắn bia,
Biết làm sao cho đặng sớm khuya cùng nàng -
Ngày nào mà đặng gần mình
Ngày nào mà đặng gần mình,
Mới là hết bệnh tư tình cùng em -
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Hay đâu nhân nghĩa xa lần ông mai
Tay cầm gàu nước sớt hai,
Bằng nay tưới lựu, bằng mai tưới đào
Muốn gần, ơn nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại biết làm sao cho gần. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tôi đang nằm ở sau hè
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Dầm
- Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rìu rịt
- Không rời, giữ rịt.
-
- Xa kê
- Còn gọi là sa kê, cây bánh mì, loài cây thân gỗ, lá to và dày. Nhựa cây màu trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền (bít các kẽ, lỗ hổng). Quả hình trứng, thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế (quả khô), chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến bằng cách quay, nướng, chiên hay luộc. Rễ, lá, vỏ và nhựa được dùng làm vị thuốc.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu, hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
- Giàu cùng chung vui, nghèo cùng chung lo, gặp hoạn nạn thì cứu nhau, sống chết không chia lìa. Đây là những câu người ta hay thề khi kết nghĩa anh em, vợ chồng.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Tầm phương lập nghiệp
- Tìm đường lập nghiệp.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đá mài
- Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.