Công anh tháng đợi năm chờ
Sao em dứt chỉ lìa tơ cho đành?
Tìm kiếm "sao chín cái"
-
-
Tiếng đồn cha mẹ anh giàu
-
Tay em tay bạc tay vàng
Tay em tay bạc tay vàng
Sao anh không chuộng chuộng nàng tay không? -
Hai vừng nhựt nguyệt rành rành
-
Áo trắng không vắn không dài
-
Vọng phu hoá đá chờ chồng
-
Thôi đừng cười gió cợt trăng
-
Áo rách chẳng đắp kín chân
Áo ngắn chẳng đắp kín chân
Sao anh bội bạc muôn phần anh ơi -
Chần ngần gánh nặng trên vai
Chần ngần gánh nặng trên vai
Sao không san sẻ cho ai gánh cùng?
Có được thung dung
Ta san cùng cho khoẻ
Anh có vợ rồi, chẳng lẽ san hai?
Chần chần gánh nặng trên vai -
Nước trong leo lẻo tựa gương
Nước trong leo lẻo tựa gương
Sao em không múc, định nhường cho ai -
Đồng nào đồng chẳng có chim
-
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Sao trời lại ghép vào nơi không tiền? -
Chim quyên ăn hột lúa nhe
-
Trai làng có thiếu gì đâu
-
Ở chợ năm bảy hàng nâu
-
Ai đồn quanh quẩn loanh quanh
-
Mồ cha đẻ mẹ con dơi
-
Giang sơn nghiêng ngửa anh ơi
-
Trăm năm xe sợi chỉ điều
-
Áo rách còn bốn chéo đinh
Chú thích
-
- Tàu chuối te
- Tàu lá chuối rách.
-
- Vừng
- Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Đám
- Đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng nói chung (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Lúa nhe
- Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Vỏng vảnh
- Như đỏng đảnh.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Giựt mình
- Giật mình (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Về nguồn gốc của câu ca dao này, xin xem câu "Nực cười ông huyện Hà Đông."
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Chéo đinh
- Góc cổ áo (phương ngữ).