Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo,
Việt Nam hết gạo chết co đầy đường
Tìm kiếm "sứ quân"
-
-
Vui xem hát, nhạt xem bơi
-
Những mong ngô trổ ra bông
-
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Một số bà con ta hối hả đón mừng
Riêng tôi, tôi dửng dừng dưng
Nỗi lo thì có, nỗi mừng thì không
Lo là lo nay mới thoát khỏi cùm gông giặc Pháp
Biết đâu mai kia lại bị xích xiềng
Của kẻ khác tròng vào, thì ra có khác chi nào
Tránh nơi nọc rắn lại lâm vào miệng hổ mang -
Ai về chợ huyện Thanh Vân
Ai về chợ huyện Thanh Vân
Hỏi xem cô Tú đánh vần được chưa
– Đánh vần năm ngoái năm xưa
Năm nay quên hết như chưa đánh vầnDị bản
-
Vè mốt áo
-
Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần
-
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về
-
Trên trời có ông sao dài
-
Trạng Me đè trạng Ngọt
-
Trân đồng Táo đồng Dành, Thành đồng Lau đồng Sậy
-
Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
-
Một lũ thầy tăng ra trị nước
-
Đại giang Đông Giàng, tiểu giang Lai Hạ
Dị bản
Đại giang là của Đông Giàng,
Tiểu giang là của riêng làng Lai Hạ
-
Ghênh đẻ, Khe nuôi
-
Mười phần chết bảy còn ba, đến khi vua ra chết hai còn một
Dị bản
Mười phần chết bảy còn ba,
Chết hai còn một mới ra thái bình
-
Nở Đường Sau, đau chùa Dận
-
Thờ Ngô, vồ mả
-
Thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất
-
Thứ nhất là Mông-pờ-da
Chú thích
-
- Nạn đói năm Ất Dậu
- Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Thập điều
- Tên đầy đủ là Thánh dụ huấn địch thập điều hoặc Thập điều giáo huấn, một văn bản do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1834, nội dung là các giáo lí phong kiến. Các quan đầu tỉnh phải tổ chức giảng thập điều hàng tháng vào ngày mồng một và rằm tại trước Quảng Vân Đình (tức vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay). Dân chúng ai không đi thì bị trừng phạt.
-
- Năm 1940, quân đội Nhật Bản chiếm ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Nhật Bản thi hành chính sách "nhổ lúa trồng đay," góp phần dẫn đến nạn đói năm Ất Dậu. Bài ca dao có lẽ ra đời vào khoảng thời gian này.
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Le Mur
- Pháp âm là "lơ-muya," một kiểu áo dài cách tân do họa sĩ Cát Tường (nghệ danh là Le Mur Cát Tường) tung ra vào những năm 1930. Áo Le Mur lấy cảm hứng từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống (gọi là áo "Lê Phổ"), áo Le Mur bớt phổ biến dần.
-
- Bóp phơi
- Cũng đọc trại thành bóp (bót) tơ phơi, từ chữ tiếng Pháp portefeuille, nghĩa là cái ví tiền. Đây cũng là gốc của từ "bóp," được dùng nhiều ở miền Nam.
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần
- Nguyên họ Trịnh khi giúp nhà Lê trung hưng lấy lại ngôi từ họ Mạc, đất kinh kì chỉ dùng lính ở ba phủ Thiệu Thiên, Tỉnh Gia và Hà Trung (thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An) gọi là lính Tam Phủ hay Ưu Binh để làm quân túc vệ. Quân này cậy mình có công sinh kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra nạn kiêu binh khiến triều chính điêu đứng, góp phần làm nên sự sụp đổ của Bắc triều Lê-Trịnh.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Sao chổi
- Còn có tên gọi dân gian là sao cờ hoặc sao tua, một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng cấu tạo chủ yếu không phải từ đất đá, mà từ băng. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt, khi đi vào vòng trong Hệ Mặt trời thì được mặt trời chiếu sáng, từ đó mới sinh ra các ánh sáng rực rỡ như ta thấy khi quan sát từ Trái Đất.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Cai Vàng
- Nguyễn Văn Thịnh (hay Nguyễn Thịnh), tục danh là Vàng, vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng hay Cai Tổng Vàng. Năm 1862, lấy danh nghĩa "phù Lê," ông khởi binh chống lại triều đình Tự Đức ở vùng Bắc Ninh vào năm 1862. Ông tử trận ngày 30 tháng 8 năm đó, nhưng với tài chỉ huy của người vợ thứ (tục gọi là Bà Ba Cai Vàng), cuộc nổi dậy do ông khởi xướng vẫn tồn tại cho đến tháng 3 năm sau mới chấm dứt.
-
- Nguyễn Giản Thanh
- Trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông người làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Làng Ông Mặc có tên Nôm là làng Me, nên nhân dân cũng gọi ông là trạng Me.
-
- Hứa Tam Tỉnh
- Người làng Như Nguyệt (làng Ngọt), huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Bảng nhãn khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 (1508) đời vua Lê Uy Mục.
-
- Trạng Me đè trạng Ngọt
- Tương truyền trong khoa thi đình năm Mậu Thìn (1508), Nguyễn Giản Thanh (người làng Me) vốn đỗ bảng nhãn, còn Hứa Tam Tỉnh (người làng Ngọt) đỗ trạng nguyên. Khi hai ông vào yết kiến mẹ nuôi nhà vua, bà này lại muốn Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, vì trông ông khôi ngô tuấn tú hơn. Chiều lòng mẹ, vua cất nhắc ông lên làm trạng, hạ Hứa Tam Tỉnh xuống bậc bảng nhãn, vì thế mà thành câu nói này. Đời sau vì thế cũng gọi Nguyễn Giản Thanh là “mạo trạng nguyên,” tức trạng nguyên nhờ dung mạo.
-
- Trân đồng Táo đồng Dành, Thành đồng Lau đồng Sậy
- Bà Nguyễn Thị Trân và ông Trương Văn Thành là hai vợ chồng quê ở làng Đạo Sử, huyện Lang Tài, nay thuộc xã Phá Lãng, huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh, có công chiêu mộ được nhiều nghĩa quân theo cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (thế kỷ 18). Sau hai vợ chồng được cử về làng chăm lo binh lương trên 4 cánh đồng: Táo, Dành, Lau, Sậy.
-
- Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
- Bạch Xỉ sinh ra thì thiên hạ được thái bình. Đây tương truyền là câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng cũng có thể là do Đoàn Đức Tuân tự phao ra để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân.
-
- Đoàn Chí Tuân
- Có tài liệu ghi là Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xỉ, sinh năm 1855 tại Hòa Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông lập căn cứ chống Pháp ở vùng núi miền Nam Quảng Bình. Ông dùng "pháp thuật" để kêu gọi quần chúng, đồng thời tự xưng hoàng đế (hiệu Long Đức), nên bị nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời (trong đó có Phan Đình Phùng) không đồng tình. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa thất bại, Đoàn Chí Tuân bị bắt, đến cuối năm 1897 thì mất trong nhà lao của Pháp. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện có một đường phố mang tên ông.
-
- Đông Giàng
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Thượng Đạt, tỉnh Hải Dương, nằm ở ngạn Bắc sông Thái Bình.
-
- Lai Hạ
- Địa danh nay là một xã nằm về phía Đông huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, bên bờ sông Thái Bình.
-
- Đại giang Đông Giàng, tiểu giang Lai Hạ
- Tương truyền năm 1282, đời vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Thuyên người huyện Thanh Lâm (nay là Cẩm Bình, Hải Dương) giỏi chữ Nôm, làm văn tế ném xuống sông đuổi được cá sấu hại dân chài. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - Trung Quốc) đuổi cá sấu, cho đổi thành họ Hàn (Hàn Thuyên), và cho hưởng nguồn lợi trên sông. Từ đó dân Đông Giàng được hưởng lợi trên sông lớn (Đại giang tức sông Thái Bình) còn dân Lai Hạ hưởng lợi trên các sông nhánh (tiểu giang) của sông Thái Bình.
-
- Như Quỳnh
- Tên Nôm là làng Ghênh, xưa thuộc Gia Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay là địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là quê của thái phi Trương Thị Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương, bà nội của chúa Trịnh Giang và Trịnh Doanh.
-
- Liễu Ngạn
- Xưa có tên là làng Khe, nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Ghênh đẻ, Khe nuôi
- Tương truyền, khi thái phi Trương Thị Ngọc Chử (người làng Ghênh) sinh ra chúa Trịnh Cương thì bị mất sữa, chúa khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm, ai dỗ cũng không nín. Khi ấy em con dì ruột của bà Chử là Nguyễn Thị Cảo lấy chồng về làng Khe cũng vừa sinh con nên bà vời vào cung nuôi con cùng. Khi bà Cảo bế cháu lên tay thì Trịnh Cương liền nín khóc và đòi bú. Từ đó bà Cảo ở lại trong cung nuôi con nuôi cháu, dần dần trong dân gian lưu truyền câu này.
-
- Đường Sau
- Tên một xóm ở làng Dương Lôi, nay thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây được xem là nơi hạ sinh Lý Thái Tổ, vị vua mở đầu triều Lý.
-
- Chùa Dận
- Tên chữ là Ứng Tâm, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận phố chùa Dận, đường Trần Phú, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có từ thế kỉ 8, từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử là Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân. Theo truyền thuyết, bà Phạm Thị Ngà đau đẻ Lý Công Uẩn tại ngôi chùa này, vì vậy chùa được dân gian gọi là chùa Rặn, rồi dần gọi chệch thành chùa Dận.
-
- Nở Đường Sau, đau chùa Dận
- Tương truyền bà Phạm Thị Ngà, mẫu thân vua Lý Thái Tổ, ngụ tại xóm Đường Sau, nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, lúc đầu bán hàng nước, sau làm thủ hộ ở chùa Dận. Đến ngày sinh nở, bà vẫn ở chùa Dận, đau mãi không đẻ được bèn trở về nhà. Đến cánh đồng Đường Sau thì bà sinh.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Thờ Ngô, vồ mả
- Tương truyền ở vùng Liễu Đôi ngày xưa quân xâm lược Trung Quốc bị tiêu diệt nhiều, thây thối rữa mấy tháng không chôn hết, uế khí lan tràn gây nên bệnh tật. Những người nhẹ dạ, mê tín cho rằng ma Ngô báo hại nên bày thờ cúng để cầu yên ổn. Câu tục ngữ này phê phán việc thờ cúng ma Ngô, cho rằng làm như vậy là tự giày xéo lên mồ mả tổ tiên mình.
-
- Ba Giai
- Một danh sĩ sống vào cuối thế kỉ 19, được biết đến chủ yếu qua các giai thoại về Ba Giai-Tú Xuất. Hiện không còn nhiều thông tin về ông, tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì ông tên thật là Nguyễn Văn Giai, sống ở khoảng triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Ông cũng được cho là tác giả của Hà thành chính khí ca, thi phẩm gồm 140 câu thơ lục bát về sự kiện thành Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm1882.
-
- Tú Xuất
- Một danh sĩ sống vào khoảng cuối thế kỉ 18. Theo các tài liệu, ông tên thật là Nguyễn Đình Xuất, người gốc làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ. Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là thích đả kích những thói hư tật xấu của người đời. Cùng với Ba Giai, ông tạo thành cặp Ba Giai-Tú Xuất nổi tiếng trong văn hóa dân gian.