Tìm kiếm "mẹ ru"

Chú thích

  1. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  2. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  3. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  4. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  5. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.
  6. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  8. Cúc thủy
    Một loại hoa cúc.

    Hoa cúc thủy

    Hoa cúc thủy

  9. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  10. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  11. Chấp
    Để bụng.
  12. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Tày
    Bằng (từ cổ).
  14. Có bản chép: mỗi.
  15. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  16. Nhất phẩm hồng
    Màu đỏ tươi của hoa trạng nguyên, còn gọi là hoa nhất phẩm hồng.

    Hoa trạng nguyên

    Hoa trạng nguyên

  17. Đũi
    Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
  18. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  19. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  20. Cội
    Gốc cây.
  21. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  22. Trường thọ
    Sống lâu (từ Hán Việt).
  23. Thủng thẳng
    Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Cưỡng
    Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
  25. Ô đước
    Một loại cây mọc theo mé sông, bờ suối các cánh rừng Nam Bộ. Cây không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 cm, lá lớn, mặt trên lá láng bóng. Vỏ cây ô đước thường được khai thác, phơi khô, tán ra thành bột để làm nhang.

    Nghề làm nhang

    Nghề làm nhang

  26. Bời lời
    Một loại cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn. Vỏ bời lời được dùng làm thuốc, nguyên liệu keo dán sơn trong công nghiệp chế biến, làm nhang đốt; lá dùng làm thức ăn gia súc. Gỗ bời lời có màu nâu vàng, cứng không bị mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ, làm nguyên liệu giấy...

    Lá bời lời

    Lá bời lời

  27. Sao
    Một loại cây thân gỗ lớn, cho gỗ cứng và quý, đồng thời thường được trồng để lấy bóng râm.

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

  28. Sến
    Loại cây cho gỗ lớn, mọc rải rác trong các cánh rừng rậm từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình. Gỗ sến màu đỏ nâu, cứng, được xếp vào nhóm tứ thiết (bốn loại gỗ cứng như sắt) cùng với đinh, limtáu.

    Cây sến

    Cây sến

  29. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  30. Cá đối
    Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...

    Cá đối kho thơm

    Cá đối kho thơm

  31. Đa đa
    Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.

    Chim đa đa

    Chim đa đa

  32. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  33. Kỷ trà
    Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.

    Bộ kỷ trà

    Bộ kỷ trà

  34. Dưng
    Dâng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).