Tìm kiếm "giã giò"

Chú thích

  1. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu

  2. Bợ
    Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
  3. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Giả tỉ như
    Ví như, ví dụ như.
  5. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  6. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Tùng giả
    Người đi theo, tùy tùng. Cũng nói là tòng giả.
  8. Quờn
    Quyền (cách phát âm Nam Bộ).
  9. Dòm
    Nhìn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  11. Bẻ cò
    Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
  12. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Thủ tiết
    Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
  14. Chí tâm
    Hết lòng hết dạ (từ Hán Việt).
  15. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  16. Gia cương
    Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
  17. Gia đạo
    Phép tắc trong gia đình.
  18. Rầy
    Làm phiền.
  19. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Gia thất
    Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
  22. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  24. Tề gia
    Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
  25. Béng
    Bánh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  26. Béng cá giá ruốc
    Những thứ thức ăn dân dã mà người nhà quê thích và thường mua khi đi chợ.
  27. Giá thú
    Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
  28. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  29. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  30. Gia phong
    Tập quán, hành vi (phong) của một gia tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác (từ Hán Việt). Có thể hiểu là những nền nếp trong gia đình.