Tìm kiếm "sơ sở"
-
-
Vè lính mộ
Tai nghe nhà nước mộ dân,
những lo những sợ chín mười phần em ôi.
Anh đi ra mặt biển chưn trời,
ơn cha nghĩa mẹ hai nơi chưa đền.
Dầu mà ông Tây bắt làm phên,
nhất thắng nhì bại, không quên cái nghĩa sinh thành.
Xót em vò võ một mình,
anh đi ra biển thẳm non xanh tư bề.
Vai mang khẩu súng lưng dắt lưỡi lê,
thôi thiếp bồng con dại lui về mần ăn.
Ví dầu anh có mần răng,
nơi mô xứng gió vừa trăng em đành.
Phận chàng vạn tử nhứt sanh,
trên thời mây đen kịt, dưới nước xanh dờn dờn.
Tư bề sóng bể như sơn,
đau lòng xót dạ nhiều cơn lắm bớ nàng.
Trăm lạy ông trời đặng chữ bình an,
đóng lon chức Đội về làng hiển vinh.
Làm thịt con heo quy tế tại đình,
rượu chè chàng đãi dân tình một diên.
Tay bắt tay miệng lại hỏi liền:
anh đi ra mấy tháng em có phiền hay không.
Bảy giờ mai bước xuống tàu đồng,
tối tăm mù mịt như rồng với mây.
Hai bên những lính cùng Tây,
quân gia kéo tới chở đầy tàu binh… -
Mười lăm mười sáu đang xinh
-
Một ngày loi lẻ không chồng
Một ngày loi lẻ không chồng,
Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng cũng hư -
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng -
Ví dầu nhà dột cột xiêu
Dị bản
-
Con vua thì ở đất vua
-
Trách phận (Nẫu ca)
Thân trách thân, thân sao lận đận
Mình trách mình số phận hẩm hiu
Bởi thân tui cực khổ tui eo nghèo
Nên vợ tui nó mới không ở nữa mà nó theo nẫu rồi
Em ơi chứ bây giờ em ở kìa nơi đâu
Để cho anh trông đứng trông ngồi canh khuya
Hồi nào qua Phú Lễ ăn ổi chua
Xuống Đại Lãnh uống nước ngọt, qua Hòn Chùa ăn mực nang
Bây giờ em không ngó nữa em không ngàng
Đến chồng nghèo cực khổ gian nan cơ hàn
Hồi nào em thất nghiệp em đi lang thang
Anh thấy em nữa tội nghiệp, anh di mang anh nuôi rày
Hồi nào em bán nước đá rồi anh đi may
Hai đứa mình chung sống không biết ngày mai sau
Hồi nào em bắt ốc rồi anh hái rau
Bây giờ em để lại mối sầu cho qua
Hồi nào trái chuối chín cũng cắn làm ba
Trái cam tươi cũng cắn làm bốn
Nửa trái cà cũng cắn làm năm
Bây giờ em lấy nẫu em ăn nằm
Bỏ qua hiu quạnh năm canh qua một mình
Anh bây giờ, khóe mắt sầu cứ rung rinh
Giọt lệ sầu, giọt lệ thảm như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ như con cuốc nó kêu tù oa
Nó lẻ đôi, nó lẻ bạn, quớ chu choa ơi là buồn.Video
-
Còn gì nay tủ, mai che
-
Rau răm ngắt ngọn lại trồng
-
Thấy em da trắng muốn kề
-
Thương anh không dễ nói ra
Thương anh không dễ nói ra
Nhớ anh không lẽ đến nhà mà kêu
Đến nhà thì sợ mang điều
Đứng ngoài cửa ngõ mà kêu, phiền lòng -
Xăm xăm bước tới cây chanh
-
Áo anh lỡ để trong phòng
Áo anh lỡ để trong phòng,
Muốn vô lấy áo sợ lòng em nghi -
Trèo lên cây khế bẻ bông
Trèo lên cây khế bẻ bông
Ngó vô trường học thấy đông dậm dày
Nếu em không sợ ông thầy
Em vô cầm bút sửa chữ này cho anhDị bản
Trèo lên cây khế bẻ bông
Ngó vô trường học thấy đông làm vầy
Phải chi đừng sợ ông thầy
Em vô em nói chữ này anh nghe
-
Mặt nhìn trăng, trăng lại còn khuya
-
Cô ấy mà lấy anh này
Cô ấy mà lấy anh này
Chẳng phải đi cấy đi cày nữa đâu
Ngồi trong cửa sổ trên lầu
Có hai con bé đứng hầu hai bên -
Bí đao non không ngon tại nấu
-
Dây bầu bám chặt lấy giàn
-
Theo anh về xứ Bạc Liêu
Chú thích
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vạn tử nhất sinh
- Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Quy tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diên
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Ngụ cư
- (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
-
- Chánh chi
- Những chi họ định cư chính thức lâu đời tại một làng, một địa bàn nào đó, để phân biệt với dân ngụ cư là những người mới đến lập nghiệp.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Phú Lễ
- Tên một thôn nay thuộc xã Hòa Thành, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Mực nang
- Một loại mực có thịt dày, trắng ngần như cơm dừa, vị giòn, ngọt, thơm. Mực nang thường được chế biến thành món mực hấp, xào, nướng... đều rất ngon.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chu choa
- Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
-
- Tủ
- Đậy kín, bít bùng.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Hình dung
- Ngoại hình, dáng dấp của con người (từ cũ), cũng nói là hình dong.
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
(Truyện Kiều)
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Bông
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."