Hoàng Sa trời bể mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa
Tìm kiếm "mồng ba"
-
-
Anh về kẻo vợ anh mong
Anh về kẻo vợ anh mong
Vợ anh như nước tràn đồng khó ngăn -
Anh ở ngoài vàm anh có lòng mong đợi
-
Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
-
Mắt phượng, mi mỏng, mày cong
-
Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Con gái như thế chẳng màng làm chi -
Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn
Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn
Dị bản
Môi mỏng hay hớt, môi trớt hay thừa
-
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Mong em cầm lấy đợi ngày kết duyên -
Cây cao bóng ngả qua rào
Cây cao bóng ngả qua rào
Mong sao gặp mặt, không chào cũng ưngDị bản
Cây cao ngả bóng qua rào,
Xin cho thấy mặt khỏi chào cũng vui.
-
Chị Cả đứng cạnh hàng rào
-
Nghe lời em kể thêm thương
Nghe lời em kể thêm thương
Mong cho tình lược nghĩa gương vẹn tròn -
Sông tôi chẳng có bóng thuyền
Sông tôi chẳng có bóng thuyền
Mong gì hứng gió những miền biển khơi
Tủi lòng sông lắm thuyền ơi
Đừng chê thôn nhỏ ham nơi phố phường -
Ơn vua Thái Đức chí tình
-
Suối Bèo phiên phụ còn đông
-
Nửa đêm trăng tắt sao thưa
-
Vườn xuân im ỉm còn gài
Vườn xuân im ỉm còn gài
Em mọng khiến bẻ cho ai một cành
Đã yêu anh bẻ cả cho anh
Giấu cha giấu mẹ rằng cành hoa rơi -
Môi dày ăn vụng đã xong
Môi dày ăn vụng đã xong
Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô kia cấy lúa Nanh chồn
-
Gặp em đây giữa chốn hờ cơ
-
Sông sâu nước chảy đá mòn
Sông sâu nước chảy đá mòn
Tình thâm mong trả, nghĩa còn đấy đây
Gặp nhau giữa chốn đò đầy
Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà
Chú thích
-
- Hoàng Sa
- Một quần đảo của Việt Nam gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lí. Hoàng Sa có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng. Các chính quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác ở quần đảo này và đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền ở đây. Hiện nay, quần đảo này của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
-
- Lễ khao lề thế lính
- Một lễ hội của nhân dân huyện đảo Lý Sơn được duy trì hàng trăm năm nay. Lễ nhằm khao quân, tế sống, và làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ do triều đình nhà Nguyễn giao phó, mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Khao lề tức là lệ khao định kì hằng năm giống như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ. Thế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết,” và “hùng binh” ấy (như cách gọi của vua Tự Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa và có thể an tâm làm nhiệm vụ trong ròng rã sáu tháng trên biển.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Cộng đồng
- Cùng chung với nhau.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Nguyễn Nhạc
- Anh cả trong ba anh em nhà Tây Sơn. Ông cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lập nên nhà Tây Sơn vào cuối thế kỉ 18 và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Đức, ở ngôi từ năm 1778 đến năm 1788.
Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Suối Bèo
- Tên dân gian của phiên chợ Trường Định, một địa danh nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì chợ họp bên một dòng suối có rất nhiều bèo ngỗng. Thôn Trường Định chính là nơi phát tích của ba anh em nhà Tây Sơn.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nanh chồn
- Một giống lúa vụ đông-xuân, trước đây được trồng phổ biến ở các vùng trồng lúa tại các địa phương như Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu... Gạo Nanh chồn dạng thuôn dài, trắng ngà, đầu hạt nhọn sắc như nanh con chồn, được xem là một trong những loại gạo ngon nhất ở các tỉnh phía Nam.
Đọc truyện ngắn Gạo nhà nghèo của nhà văn Bình Nguyên Lộc.
-
- Hờ cơ
- Xảy ra một cách bất ngờ, không dự liệu hay sắp đặt trước.