Nắng bao lâu dây bầu không héo
Dị bản
Nắng bấy lâu dây bầu không héo
Đám mưa sụt sùi, bầu héo bầu khô
Nắng bấy lâu dây bầu không héo
Đám mưa sụt sùi, bầu héo bầu khô
Trải bao lên thác xuống ghềnh
Thác ghềnh còn đó ai đành phụ ai
Chú bạo chú khốn
Tôi nhát tôi trốn
Tôi hãy còn đây
Anh về báo nghĩa sinh thành
Chừng nào bóng xế rủ mành sẽ hay
Trời làm bão lụt mênh mông,
Cầu trôi, bực lở, ai bồng em qua?
Dầu ai bảo đợi bảo chờ
Thì em nói dối con thơ em về
Em ơi chị bảo em này
Trứng chọi với đá có ngày vỡ tan
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời !
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
Thời xưa, các cửa ô là cửa ra vào kinh thành, có cổng ba cửa, có vọng lầu, xây bằng gạch vồ nâu đỏ. Đến nay, chỉ sót lại duy nhất Ô Quan Chưởng là giữ được hình tích cũ. Các cửa ô còn lại chỉ còn là địa danh của một số phố phường.