Phiên chợ Bưởi gặp cô mình
Yếm điều khăn nhiễu vừa xinh vừa giòn.
Ước gì cô hãy còn son
Để mẹ mua sắm cau tròn, trầu thơm.
Tìm kiếm "yếm váy"
-
-
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
-
Tưởng là yếm đỏ còn son
-
Người đời lúc thịnh lúc suy
Người đời lúc thịnh lúc suy
Khi bận yếm đỏ, khi đi vú trần -
Trời mưa gió rét kìn kìn
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông -
Gió nam tốc dải yếm đào
-
Hỡi cô yếm thắm má đào
Hỡi cô yếm thắm má đào
Chồng cô, cô bỏ, cô theo chồng người -
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn
Làm sao sánh được ấm bằng yếm em -
Ba cô đi lễ nhà thờ
-
Kiếp sau đừng hóa ra người
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình chung -
Ngó lên cổ yếm em may
Ngó lên cổ yếm em may
Đường ngôi em rẽ, anh say vì tình -
Còn duyên yếm thắm dải đào
-
Đi đâu lướt thướt la tha
Đi đâu lướt thướt la tha
Có đôi dải yếm bay ra bay vào -
Hỡi cô mặc yếm cổ xây
-
Trên đầu đội sắc vua ban
-
Ước gì dải yếm em dài
Ước gì dải yếm em dài
Để em buộc lấy những hai anh chàng -
Gió bay đôi dải yếm đào
-
Yếm nàng nịt, áo nàng gài
-
Con gái đương thời
Con gái đương thời
Phải nơi thì đặt
Cái áo em mặc
Giăng mắc hoa hồng
Trong yếm đại hồng
Chuỗi xe con toán
Cái quai dâu chạm
Em đội lên đầu
Cái nhôi gắp dâu
Quấn vào đỏ chói
Cái miệng em nói
Có hai đồng tiền
Như cánh hoa sen
Giữa ngày mới nở
Mẹ em đi chợ
Có gánh có gồng
Anh đứng anh trông
Má hồng đỏ thắm
Anh đứng anh ngắm
Đẹp đẽ làm sao
Con cái nhà nao
Chân đi đẹp đẽ
Anh có vợ rồi
Không lẽ anh sêu. -
Hỡi cô yếm trắng cổ là
Chú thích
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Thợ rào
- Thợ rèn.
-
- Yếm cổ xây
- Loại yếm có cổ khoét tròn.
-
- Sắc
- Tờ chiếu lệnh của vua ban cho quan dân dưới thời phong kiến.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Đại hồng
- Một loại sứ có hoa màu đỏ, to. Thân nhánh màu xanh xám, lá thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt. Cây thường được trồng làm cảnh, rất siêng hoa (có hoa quanh năm).
-
- Sêu
- (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.
-
- Là
- Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).