Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng.
Con sông nước chảy đôi dòng
Đèn khêu hai ngọn biết trông ngọn nào?
Tìm kiếm "nước đôi"
-
-
Thuyền anh đà đến bến anh ơi
-
Sá chi thân phận con quy
-
Cái cò lặn lội bờ ao
-
Cô mình ơi, anh quyết với cô mình
-
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Sao mai đã mọc, tiếng gà gọi con
Vằng vặc giãi tấm lòng son
Lại thêm con vượn véo von bên ghềnh
Chém cha cái sắc khuynh thành
Làm cho mắc tiếng phao danh để đời
Trách ai sao khéo vẽ vời
Trách ai khéo đặt những lời bướm ong
Sông sâu nước chảy đôi dòng
Biết đâu mà đọ tấm lòng cho đang -
Vè đội Cấn
Năm Đinh Tỵ mười ba tháng bảy
Nước Nam mình phút dậy can qua
Thái Nguyên nay có một tòa
Khố xanh, khố đỏ được ba trăm người
Cũng chí toan chọc trời khuấy nước
Ông Đội ra đi trước cầm binh
Rủ nhau lập tiểu triều đình
Những là cai đội khố xanh bằng lòng
Duy phó quản bất tòng quân lệnh
Hóa cho nên hủy mệnh xót xa
Sai người mở cửa nhà pha
Đem tù ra điểm được là bao nhiêu?
Truyền tù nhân cứ theo quân lệnh
Chớ thị thường uổng mệnh như chơi
Rồi ra làm lễ tế trời
Cờ đề “Phục Quốc” tài bồi Nam bang … -
Cây khô mấy thuở mọc chồi
Cây khô mấy thuở mọc chồi
Cá mại dưới nước mấy đời hoá long -
Mẹ ơi con mượn cái gàu
-
Sông kia bên lở bên bồi
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục bên trong bên nào -
Em về giục mẹ cùng cha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa dưa héo kẻo mà buồn thay
Em về giục mẹ cùng thầy
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong? -
Lác đác lộc cơi
Lác đác lộc cơi
Đôi dân nước nghĩa hồ vơi lại đầy
Tháng giêng năm nay, ngoài em mở tiệc
Cắt đôi mối việc vào mời trong anh
Dân anh ở xa, mời anh ra trước
Việc đồng cùng rước chỉ có đôi chân
Cắt bốn trai tân để vào chân kiệu
Ba hồi trống giục, kiệu cất lên vai
Chân đi hàng hai, chân rùm chân bước
Ba hồi trống trước, chân bước cho mau
Tâm tình anh trước em sau -
Chém tre đan nón ba tầm
-
Giếng khơi gàu múc lưng chừng
Giếng khơi gàu múc lưng chừng,
Nếu mà vụng liệu xin đừng trách đây.
Cầm đàn mà bỏ quên dây,
Bõ công ao ước, bõ ngày ước ao.
Sông sâu em sẽ cắm sào,
Miếu thiêng em sẽ lọt vào cắm nhang.
Ví dù không lấy được nàng,
Mang thân đi xuống suối vàng cho xong.
Yêu nhau cho vẹn cho tròn,
Kẻo mai thẹn với nước non ở đời.
Thà rằng thác xuống giếng khơi,
Còn hơn sống ở trên đời xa nhau. -
Lác đác lộc cơi
-
Trên trăng, dưới nước anh giao ước một lời
Trên trăng, dưới nước anh giao ước một lời
Dẫu trăng mờ, nước cạn chẳng đời nào phụ em -
Ai ơi! Đừng rơi nước mắt ớt
Dị bản
Anh đừng rơi nước mắt ớt
Anh đừng rớt nước mắt gừng
Đôi ta chẳng đặng thì đừng
Nhân duyên ông trời định nửa chừng thôi nhau
-
Thuyền ai đỗ bến đợi chờ
-
Con rắn không có chân, rắn nhờ chi rắn đi mười ngọn rú
Con rắn không có chân, rắn nhờ chi rắn đi mười ngọn rú,
Con gà không có bụ, gà nhờ chi nuôi đủ mười con?
Trai nam nhi đối được gái gá nghĩa nước non suốt đời.
– Con rắn không chân có cái thân dài uốn oánh,
Con gà không bụ nhờ đôi cánh ấp con.
Trai nam nhi đà đối đặng, gái đà gá nghĩa nước non hay còn chờ? -
Xúc tro đổi cốm kiếm lời
Chú thích
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Noi
- Đi (từ cổ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Quy
- Con rùa (từ Hán Việt).
-
- Cá hóa long
- Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
-
- Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thõng thòng thòng
- Thõng xuống, trễ xuống.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Can qua
- Can 干 chữ Hán nghĩa là cái mộc để đỡ. Qua 戈 là cây mác, một loại binh khí ngày xưa. Can qua chỉ việc chiến tranh.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Lính tập
- Một lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, theo chính sách dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Lính tập gồm lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, lính khố lục, những tên gọi xuất phát từ màu dải thắt lưng họ quấn quanh quân phục.
-
- Đội Cấn
- Tên thật là Trịnh Văn Cấn (1881 - 1918), người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông còn có tên khác là Trịnh Văn Đạt, là viên đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp ở Thái Nguyên. Ông cùng Lương Ngọc Quyến - một chí sĩ yêu nước bị giam tại nhà tù ở Thái Nguyên - lãnh đạo binh lính người Việt đứng lên chống Pháp vào đêm 30/8/1917. Từ đó đến ngày 5/9, các cuộc tấn công của địch liên tiếp nổ ra. Do không chống nổi lực lượng của địch, nghĩa quân phải rút lui. Ngày 10/1/1918, trong trận chiến đấu với quân Pháp tại núi Pháo, Đội Cấn bị thương nặng và tự sát.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Nhà pha
- Nhà tù (từ cũ). Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ tiếng Pháp bagne, nghĩa là giam cầm.
-
- Thị thường
- Xem thường.
-
- Tài bồi
- Vun đắp, vun trồng (từ Hán Việt).
-
- Nam bang
- Bờ cõi nước Nam.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cơi
- Một loại cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá. Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Loại cây này ở xã Hùng Nhĩ, dọc bờ suối và bờ sông Bứa thấy mọc rất nhiều.
-
- Nước nghĩa
- Tục lệ kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Đây là phong tục từ xưa của hai dân tộc Việt-Mường tại làng Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Cắt đôi mối việc
- Cử một hay hai người thay mặt mình.
-
- Chân kiệu
- Người khiêng kiệu.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Giếng khơi
- Giếng sâu.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Phong vân
- Phong: gió, vân: mây. Gặp hội phong vân, tức Tế hội phong vân 際會風雲, chỉ sự kẻ hiền tài gặp thời được dùng, công danh hiển đạt. Kinh Dịch: "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thuỷ lưu thấp, hoả tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" (Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật trông vào).
-
- Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Có người giải thích, tiếu (tiểu) là thiếu, đài (đại) là đủ, do nhân dân địa phương quen miệng nói chệch ra. Cũng có người giải thích: xưa kia khi cúng tế thường có lễ xin âm dương để bói xem lành dữ, xấu tốt, khi xem âm dương người ta thường lấy hai đồng tiền gieo lên trên một cái đĩa, nếu sấp một, ngửa một thì gọi là đài (tốt), cả hai đều ngửa là tiếu (còn gọi là cười, tức là thần cười, thần chưa bằng lòng). Nhưng nói chung tiếu và đài ở đây có ý chỉ mối tình duyên hai người chưa hợp.
-
- Dãi
- Phơi ra giữa trời, chịu tác động của những biến đổi thời tiết.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bụ
- Vú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.