Giàu vì bạn,
Sang vì vợ
Tìm kiếm "ví thử"
-
-
Cũng vì một tiếng anh than
-
Trên vì nước, dưới vì nhà
-
Buồn vì mỏi cẳng đã nhiều
Buồn vì mỏi cẳng đã nhiều
Buồn như con trẻ chơi diều đứt dây -
Cũng vì duyên nợ ba sinh
-
Tham vì thâm dầm thì đen
Tham vì thâm, dầm thì đen
-
Chồng em vì nước hi sinh
Chồng em vì nước hi sinh,
Cánh tay mất nửa, mối tình còn nguyên. -
Cây cằn vì bởi trái sai
-
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo
-
Nhàn cư vi bất thiện
Nhàn cư vi bất thiện
-
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
-
Trăng mờ vì đám mây che
-
Trăng lu vì bởi áng mây
-
Chàng ràng vì áo cụt nu
-
Cách nhau vì bởi xích thằng
-
Yêu nhau vì phận duyên thôi
-
Lạt mục vì bởi tre non
-
Trắng da vì bởi má cưng
Dị bản
-
Phải lòng vì duyên vì ngãi
-
Rượu say vì bởi men nồng
Rượu say vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở, ắt chồng phải theo
Chú thích
-
- Gia cương
- Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Đỉnh chung
- Cái đỉnh và cái chuông đồng, trước đây vua dùng ghi công cho bề tôi. Chỉ sự vinh hoa phú quý.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung
(Dỗ người đàn bà khóc chồng - Hồ Xuân Hương)
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Hằng Nga
- Một nàng tiên trong thần thoại Trung Hoa, sống trong cung Quảng Hàn trên mặt trăng. Trong văn học, Hằng Nga hoặc chị Hằng là hình ảnh ước lệ chỉ mặt trăng.
Thần thoại Trung Hoa kể rằng Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai vợ chồng thần tiên sống trên trời. Vào thời cổ đại, Ngọc Hoàng có mười con trai là mười mặt trời, luân phiên soi sáng thế gian. Nhưng vào thời vua Nghiêu, một hôm mười mặt trời lại xuất hiện cùng một lúc, thiêu đốt mặt đất, gây ra hạn hán khủng khiếp. Hậu Nghệ ra tay bắn hạ chín mặt trời để cứu nhân dân, nhưng bị Ngọc Hoàng trừng phạt, đày cả hai vợ chồng xuống làm người trần gian, không cho làm thần tiên nữa.
Hậu Nghệ đi tìm Tây Vương Mẫu ở núi Côn Luân, được Tây Vương Mẫu ban cho một viên thuốc trường sinh và dặn rằng hai vợ chồng chia nhau uống mỗi người nửa viên thì có thể trường sinh bất lão. Hậu Nghệ vui mừng mang thuốc về để vợ chồng chia nhau uống, nhưng Hằng Nga lại lén chồng lấy trộm viên thuốc uống một mình. Do thuốc quá mạnh, vừa uống xong thì Hằng Nga bay vút lên trời, bay mãi cho đến khi đến mặt trăng mới đáp xuống. Từ đó Hằng Nga sống trên cung trăng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.