Tìm kiếm "con chó"

Chú thích

  1. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  2. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  3. Cá sơn
    Tên chung của một số loại cá biển (sơn thóc, sơn gai, sơn đỏ, sơn trắng…). Cá sống theo từng đàn gần bờ, ngư dân thường dùng lưới mành để đánh bắt nguyên cả đàn (nên cũng gọi là cá mành sơn). Tùy loại mà cá được chế biến thành các món khác nhau như gỏi, kho tiêu, nấu canh ngọt, làm chả…

    Gỏi cá sơn - Ảnh: Tuy An

    Gỏi cá sơn trắng - Ảnh: Tuy An

  4. Bất luận
    Không kể.
  5. Túy Loan
    Một làng cổ thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Xưa là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.

    Hội làng Túy Loan

    Hội làng Túy Loan

  6. Nam Định
    Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...

    Đền Trần ở Nam Định

    Đền Trần ở Nam Định

  7. Có bản chép "ghé".
  8. Có bản ché: đôi bên.
  9. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  10. Bánh giầy
    Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.

    Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.

    Bánh giầy

    Bánh giầy

  11. Chuốt ngót
    Nói tốt, nói hay nhằm giới thiệu, quảng cáo (từ cũ).

    "Đến việc nói, thì không nói có, có nói không, muốn hại ai thì đặt đủ điều để vu cáo, muốn bưng bợ ai thì hòn chì cũng chuốt ngót cho thành bạc trắng đồng đen. Cụ Nguyễn Công Trứ có câu:

    Lúc ghét dệt thêu ngay hóa vẹo,
    Khi thương tô điểm méo nên tròn.

    Thật là dễ sợ!"
    (Những tấm gương xưa - Quách Tấn)

  12. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  13. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  14. Dinh Thượng Thơ
    Tên người dân đương thời gọi Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l'Intérieur), một tòa nhà được người Pháp xây dựng vào năm 1864 với vai trò điều hành trực tiếp toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Hiện nay đây là trụ sở của Sở Công thương và Sở thông tin-truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.

    Dinh Thượng Thơ

    Dinh Thượng Thơ

  15. Cột cờ Thủ Ngữ
    Tên cột cờ mà người Pháp dựng ở bến Nhà Rồng vào tháng 10 năm 1865. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.

    Cột cờ Thủ Ngữ ngày xưa

    Cột cờ Thủ Ngữ ngày xưa

    Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay

    Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay

  16. Tượng Gambetta
    Còn gọi là tượng Ba Hình, Bức tượng của Léon Gambetta, một chính khách người Pháp chủ trương ủng hộ chính sách thuộc địa, được Pháp cho xây dựng ở quảng trường chợ Cũ Sài Gòn (nay là giao lộ Lê Duẩn - Pasteur), sau được chuyển vào khuôn viên Tao Đàn (nên người dân gọi là vườn Ông Thượng). Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì năm 1945 khi Nhật đến Việt Nam, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz (thế phẩm), đồ đồng giả, không dùng được..."

    Tượng Gambetta tron vườn Tao Đàn

    Tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn

  17. Mủ di
    Học giả Thuần Phong cho rằng đây là cách nói trại từ tiếng Pháp musique (âm nhạc).
  18. Có bản chép: Mũi Di.
  19. Dinh Thống đốc
    Tên gọi thời kì Pháp thuộc của tòa nhà nay là bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà này được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 để làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, nhưng sau chính quyền bảo hộ dùng làm dinh Thống đốc, hay còn gọi là dinh Phó soái.

    Dinh Phó soái những năm đầu thế kỉ 20

    Dinh Phó soái những năm đầu thế kỉ 20

  20. Bu-don
    Từ tiếng Pháp bouillon, nghĩa là nước dùng.

    Nước dùng

    Nước dùng

  21. Ôm-lết
    Từ tiếng Pháp omelette, nghĩa là món trứng tráng. Tùy theo địa phương, món này cũng gọi là ốp-lết.
  22. Bít-tết
    Từ tiếng Pháp bifteck, món thịt bò thái lát mỏng chiên dầu, ăn kèm với bánh mì hoặc khoai tây chiên và trứng ốp-la.

    Bò bít-tết

    Bò bít-tết

  23. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  24. Mủ-ni
    Từ tiếng Pháp menu (thực đơn).
  25. Theo học giả Vương Hồng Sển: Tiền nhựt, hồi trước có một cặp vợ chồng chắp nối, vợ là tay "dọn bàn" tứ chiếng làm cho Tây, chồng là tụi "nấu ăn” “ba rọi” của Pháp - hai người đụng nhau chung lưng làm nghề bán đồ lâm vố (do Pháp ngữ “rabiot” tức đồ dư; xưa Thống chế Joffre ưa dùng danh từ này nhứt). Ngày ngày đôi vợ chồng thay phiên nhau gánh gồng và đêm đêm mặc dầu mưa gió, anh và chị cũng phải quảy trên vai gánh "đồ Tây” bán như vậy từ đầu đường Tự Do ngang dinh Thượng thơ (Catinat) cho đến tận mé sông chỗ cột cờ Thủ Ngữ (Pointe des Blanguers) đợi khi nào nồi, soong sạch bách thức ăn mới đề huề cùng nhau gánh gánh không về nghỉ. Dè đâu, cuộc làm ăn vừa khá thì anh chồng biến chứng sanh sứa chuyện nọ kia, mèo mỡ bê tha, bỏ gánh lại một mình chị vợ đảm đương, cui cút. Tức quá, chị nghĩ ra câu hát như vầy [...]
  26. Nước lớn
    Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
  27. Nguyễn Nhạc
    Anh cả trong ba anh em nhà Tây Sơn. Ông cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lập nên nhà Tây Sơn vào cuối thế kỉ 18 và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Đức, ở ngôi từ năm 1778 đến năm 1788.

    Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.

    Tượng Nguyễn Nhạc trong bảo tàng Quang Trung

    Tượng Nguyễn Nhạc trong bảo tàng Quang Trung

  28. Về nguồn gốc bài ca dao này, có ý kiến cho rằng do Nguyễn Nhạc hay bắt con gái nhà lành nên dân gian ta thán.
  29. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  30. Giấn
    Cũng viết là dấn, động tác cố thêm một chút để đặt mình/ sự vật vào tình trạng mới, môi trường mới nhằm đạt được mục đích. Ví dụ: dấn bước = bước cố thêm để đạt được mục đích; dấn thân = cố gắng thêm để đặt thân mình vào một môi trường, tình trạng mới; dấn men = nhúng cốt gốm sứ vào men trước khi nung; dấn vốn = vốn liếng có được sau khi cố gắng huy động.
  31. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  32. Xanh
    Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.

    Cái xanh đồng.

    Cái xanh đồng.

  33. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  34. Vuông
    Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
  35. Vóc
    Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
  36. Khám
    Vật làm bằng gỗ, giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ, thường được gác hay treo cao.

    Khám thờ

    Khám thờ

  37. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.