Trâu tỏi, bò gừng
Tìm kiếm "gương"
-
-
Gái công trường, giường bệnh viện
Gái công trường, giường bệnh viện
-
Nhạn đậu cành sung, giương cung bắn nhạn
-
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Hàm răng khít rịt, miệng cười có duyên -
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
-
Ai về Khương Hạ, Đình Gừng
-
Nhà anh chẳng chiếu, chẳng giường
-
Cá trê nướng, nước mắm gừng
-
Anh ra đi, cay đắng như gừng
-
Của trời trời lại lấy đi
Của trời trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời -
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay
Chàng về thiếp nhớ lắm thay
Giường trên chiếu dưới đêm nay ai nằm -
Đèn ai leo lét trên non
Đèn ai leo lét trên non
Giống đèn bạn ngọc, ẵm con trông chồng -
Đêm nằm anh bỏ tay qua
-
Đèn ai leo lét bên sông
Đèn ai leo lét bên sông
Giống đèn mẹ chồng đi rước nàng dâu -
Đêm nằm mê gác tay qua
-
Người hay nói xấu sau lưng
Người hay nói xấu sau lưng
Giống như rắn độc cắn chừng phía sau -
Ba gian nhà khách
Ba gian nhà khách
Chiếu sạch giường cao
Mời các thầy vào
Muốn sao được thế
Mắm Nghệ lòng giòn
Rượu ngon cơm trắng
Các thầy dù chẳng sá vào
Hãy dừng chân lại em chào cái nao
Đêm qua em mới chiêm bao
Có năm ông cử bước vào nhà em
Cau non bổ, trầu cay têm
Đựng trong đĩa sứ em đem kính mời
Năm thầy tốt số hơn người
Khoa này tất đỗ, nhớ lời em đây -
Chớ thấy áo rách mà cười
-
Đẻ đứa con trai
-
Anh về sắm nón sắm quai
Anh về sắm nón sắm quai
Sắm giường sắm chiếu ngày mai em về
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Lụy
- Chết.
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Khương Hạ
- Tên một làng nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đây làng có nghề làm đồ chơi dân gian, nhưng hiện đã mai một.
-
- Đình Gừng
- Một ngôi đình nay thuộc Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, thờ thần sông Tô Lịch và Lê Dương Vệ. Nơi đây từng được quân Quang Trung chứa vũ khí để đánh đuổi quân Thanh. Vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, dân làng tổ chức lễ hội, gọi là hội Đình Gừng, bao gồm lễ chạy mã, múa rồng, múa sư tử, cờ người, vật, hát chèo...
-
- Cống Ngâu chợ Chùa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cống Ngâu chợ Chùa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đây được cho là mấy câu hát sáo mời mọc sĩ tử của những cô hàng cơm ở Thăng Long ngày xưa mỗi khi ở đây tổ chức kì thi Hương. Các nhà trọ, hàng cơm thường tập trung ở gần trường thi, người trước gọi khu ấy là xóm học trò. Theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ: "Xóm học trò ở vào chỗ nào? Cứ xem như tập Long thành tạp thoại thì di chỉ xóm ấy ở vào khoảng đầu vườn hoa Cửa Nam cho tới ngõ Hội Vũ bây giờ."
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Trùm
- Người đứng đầu một phường hội thời xưa.