Tìm kiếm "con sa con dạ"

Chú thích

  1. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  2. Bán bò tậu ễnh ương
    Ngớ ngẩn, không biết làm ăn, bán đi thứ tốt để mua về một thứ không ra gì.
  3. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  4. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  5. Bất nhơn
    Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
  6. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  7. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Mèo
    Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
  9. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  12. Bụ
    Vú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  14. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  15. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  16. Dạm ngõ
    Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
  17. Cười như nghé
    Cười không thành tiếng, cười nhìn ngờ nghệch.
  18. Chuối cau
    Loại chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.

    Chuối cau

    Chuối cau

  19. Cá bò
    Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.

    Cá bò hòm

    Cá bò hòm

  20. Rắn hổ
    Tên chung của một số loài rắn độc. Ở Việt Nam, họ rắn hổ gồm 9 loài: rắn cạp nia thường, rắn cạp nia nam, rắn cạp nia bắc, rắn cạp nong, rắn hổ mang, đẻn gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang xiêm.

    Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia

  21. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  22. Chòi mòi
    Còn gọi tòi mòi, chồi mòi, chu mòi, châm mòi, chua mòi, chóp mòi, mà ca, xô con, cây gỗ nhỏ thuộc họ Thầu dầu, cao 3-10 m, nhánh cong queo, mọc hoang ở vùng rừng thưa và đôi khi ở đồng bằng. Vỏ, cành con, lá chòi mòi dùng làm vị thuốc Đông y chữa đau đầu, tiêu chảy, làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp điều kinh.

    Cây chòi mòi

    Cây chòi mòi

  23. Minh Phú
    Tên một xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  24. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  25. Con hát
    Cách gọi miệt thị những người làm nghề xướng hát ngày xưa.

    "Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Phong tục Việt Nam – Toan Ánh)

  26. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  27. Bàn độc
    Bàn thờ. Từ này vốn là bàn đọc, dần dần đọc trại ra thành bàn độc.
  28. Chó nhảy bàn độc
    “Vắng nhà hoặc cơn loạn-ly, trật-tự đảo-lộn, ai muốn làm chi thì làm” (Việt Nam tự điển). Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, câu này chỉ những kẻ bất tài vô dụng nhưng gặp vận may mà có được địa vị cao.