Vái ông Tơ vài ve rượu thiệt
Vái bà Nguyệt dăm bảy con gà
Xúi cho đôi lứa hiệp hòa
Nếu mà đặng vậy, sau trả lễ ông bà chẳng sai
Tìm kiếm "ông cháu"
-
-
Một yêu anh có Seiko
Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô
Năm yêu không có bà bô
Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp về
Bảy yêu anh vững tay nghề
Tám yêu sớm tối đi về có nhau
Chín yêu gạo trắng phau phau
Mười yêu nhiều thịt ít rau hàng ngàyDị bản
-
Lỡ tay rớt bể bình vôi
-
Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
-
Cây cằn vì bởi trái sai
-
Căn duyên này phá cho rồi
Căn duyên này phá cho rồi,
Ông tơ biểu buộc, ông trời biểu không,
Gặp ông tơ hỏi sơ cho biết,
Gặp bà nguyệt hỏi thiệt cho rành,
Vì đâu hoa nọ lìa cành,
Nợ duyên sớm dứt, cho đành dạ em. -
Ông tiển ông tiên
Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông giắt mái tai
Ông cài lưng khố
Ông ra hàng phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai nhóp nhép
Ông mua con tép
Về nhà ăn cơm … -
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
Xe xong sợi chỉ thì trâu đã già
Ngồi buồn trách mẹ, trách cha
Trách ông Nguyệt lão, trách bà xe dây -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước nóng đổ miệng bình vôi
Nước nóng đổ miệng bình vôi
Tôi ngồi tôi nhớ tía tôi, tôi buồn
Tía tôi dở dại dở khôn
Say mê tinh chồn bỏ mẹ con tôiDị bản
Nước nóng đổ lọ bình vôi
Tôi ngồi tôi nghĩ bố tôi, tôi buồn
Bố tôi dở dại, dở khôn
Say mê cái lồn bỏ mẹ con tôi
-
Quất ông tơ cái trót
-
Ai làm anh phải xa em
-
Bắt ông Tơ mà cho ba đấm
-
Đồng hồ liệt máy vì bởi sợi dây thiều
-
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Nửa để nuôi chồng, nửa để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu quấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng thả chơi
Còn thờ mua khám thờ trời
Mua tranh sơn thủy treo chơi đầu thuyềnDị bản
Lưng vốn chỉ có mười đồng
Phần để nuôi chồng, phần để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu vấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng chèo chơi
Để chàng tùy thích, thảnh thơi
Danh lam thắng cảnh, ngược xuôi mặc lòng
-
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồDị bản
-
Con cóc mà ngóc ao bèo
Con cóc mà ngóc ao bèo
Tôi ngỡ anh khá tôi theo anh về
Ai ngờ công nợ rề rề
Tôi trốn tôi tránh tôi về nhà tôiDị bản
Con cóc mà ngóc ao bèo
Thấy anh lắm của thì theo anh về
Nhà anh công việc bề bề
Cóc về nhà cóc, anh về nhà anh
-
Thẩn thơ tựa gốc mai già
-
Khỏa chèo, mình ngược bến Chèm
-
Ai xui vợ vợ chồng chồng
Ai xui vợ vợ chồng chồng
Hỏi đây với đấy tơ hồng ai xe? -
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thânDị bản
Bước lên cầu sắt, nắm tay cho chắc, hỏi gắt người tình:
Bướm xa bông tại nhụy, hai đứa mình lỗi tại ở ai?Anh đi ngang cầu sắt
Anh nắm tay em thật chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Bướm xa bông tai nhụy, anh xa mình tại ai?
Cây oằn vì bởi trái sai
Anh xa em vì bởi bà mai ít lờiĐi ngang cầu sắt hỏi gã chung tình
Bướm xa ong tại nhụy, tôi xa mình tại ai?Đi ngang cầu sắt
Nắm tay cho chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Ưng không ưng thì nói, chứ đừng cười đẩy đưa
Chú thích
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Seiko
- Ta đọc là Xen-cô, một nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật.
-
- Peugeot
- Đọc là pơ-giô, cũng gọi là lơ, một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Ông bô, bà bô
- Tiếng lóng của miền Bắc, chỉ bố mẹ.
-
- May ô
- Áo thun ba lỗ (một lỗ chui đầu và hai lỗ ống tay). Từ này có gốc từ tiếng Pháp maillot.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Tinh
- Con vật sống lâu năm trở thành yêu quái hại người, theo trí tưởng tượng dân gian. Từ này cũng thường dùng để chỉ kẻ ranh ma, xảo quyệt.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hèo
- Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
-
- Dây thiều
- Như dây cót. Lò xo hình xoáy ốc dùng để làm quay một bộ phận trong máy.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Lơi
- (Buộc, xe) không chặt.
-
- Giấn
- Cũng viết là dấn, động tác cố thêm một chút để đặt mình/ sự vật vào tình trạng mới, môi trường mới nhằm đạt được mục đích. Ví dụ: dấn bước = bước cố thêm để đạt được mục đích; dấn thân = cố gắng thêm để đặt thân mình vào một môi trường, tình trạng mới; dấn men = nhúng cốt gốm sứ vào men trước khi nung; dấn vốn = vốn liếng có được sau khi cố gắng huy động.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Khám
- Vật làm bằng gỗ, giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ, thường được gác hay treo cao.
-
- Ruộng cả ao liền
- Ruộng lớn rộng bát ngát và ao liền bờ, ý nói cơ ngơi đồ sộ, giàu có.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Thụy Phương
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng có tên nôm là làng Trèm, cũng gọi là làng Chèm, nằm bên bờ sông Nhuệ.
-
- Lý Ông Trọng
- Tên thật là Lý Thân, một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm (Trèm), Từ Liêm, Hà Nội. Tương truyền ông là người rất cao lớn, bản tính cương trực, trung hậu. Bấy giờ nhà Tần (Trung Quốc) có giặc Hung Nô, vua Tần nhờ ông đánh giúp. Ông cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng."
Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Lý Ông Trọng, và xưng tôn ông là Đức Thánh Chèm.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.