Tìm kiếm "phú bần"
-
-
Hồi hôm giờ hò hố binh linh
-
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
-
Trăng tròn lên đỉnh ông Bia
-
Dừa xanh trên bến Sông Cầu
-
Hạc giao đầu, phụng lại giao đuôi
-
Phải chi lên được trên trời
Dị bản
-
Tỏ trăng chàng lại phụ đèn
-
Chàng ở bạc chớ thiếp không bạc
-
Anh đừng thấy cá phụ canh
-
Bạc tình chi lắm hỡi ai
Bạc tình chi lắm hỡi ai
Lên non cao trở mặt, xuống dốc dài quay lưng -
Nước trong thì bún với trong
Nước trong thì bún mới trong
Tình anh ở bạc thì lòng anh đen -
Mẹ già ở tấm lều tranh
Mẹ già ở tấm lều tranh
Đói no chẳng quản, rách lành chẳng hay
Ra đi công vụ nặng nề
Nửa lo thê tử nửa sầu từ thân
Bởi vậy cho nên con vợ tui nó mới biểu tui rằng:
Ới anh ơi, anh ở đây làm chi cho vua quan sưu thuế nặng nề
Đứa lên một, đứa lên hai, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Để phần tao quảy, quảy, quảy, quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con đầu vợ cái đất Phú Ơn ta lặng về
Kìa hỡi kia đỉnh núi tứ bề,
Nhành mai chớm nở ta về xứ ta
Biết bao về tới quê nhà…
Hết hòn Vay, ta qua hòn Trả
Hết hòn Trả, lại sang hòn Hành
Tấc dạ bao đành dắt con cùng vợ,
Biết no nào trả xong nợ bên dương trần
Nợ lần lần, tay bồng tay dắt
Tay đặt chân trèo, ta về xứ ta
Biết bao là về tới quê nhà…Dị bản
Hết Hòn Vay đến Hòn Trả
Hết Hòn Trả, lại đến Hòn Hành
Tấc dạ cam đành,
Dắt con cùng vợ.
Biết bao giờ trả nợ dương trần?
Nợ dương trần, tay lần tay vác,
Tay vịn, chân trèo,
Ta về xứ ta!
Biết bao giờ trở lại quê nhà?Tao biểu mày quảy, mày không chịu quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn!Đầu con, đầu vợ
Đứa lớn, đứa bé, đứa bế, đứa nằm
Đứa lên một, đứa lên ba, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con, đầu vợ, cái đất Phú Ơn ta lại về
Nhìn trông đỉnh núi tứ bề
Cành mai chớm nở, ta về xứ ta!
-
Thân em như trái mít trên khơi
Dị bản
-
Ai cho mới chuộng cũ dông
-
Ai mà bày đặt cho chàng
-
Ai trao lời giục giã em mê
-
Cọp núi Lá, cá sông Hinh
-
Tưởng rằng trọn đạo thủy chung
Dị bản
-
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Nhớ khi xưa em nằm bãi cát
Em bỏ mâm vàng hứng bát chuối xanh
Bây giờ nên tiếng nên danh
Chê ta quán nát lều tranh không ngồi
Chú thích
-
- Hòn Yến
- Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Lương Văn Chánh
- Tên một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng, có công lớn với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Nhân dân tôn ông làm Thành hoàng và hằng năm tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ ông.
-
- Hời
- Biến âm từ chữ H'roi hay Hờ Roi, cách người Kinh trước đây gọi một bộ lạc người Chăm sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, sau mở rộng ra chỉ dân tộc Chăm. Do người H'roi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, nên tên gọi Hời mang ý nghĩa khinh miệt.
-
- Núi Nhạn
- Một ngọn núi nhỏ nằm bên bờ sông Đà Rằng. Núi còn có các tên núi Khỉ, Tháp Dinh hoặc núi Bảo Tháp, vì trên đỉnh núi có một ngọn tháp Chăm được xây từ thế kỉ 11.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Sông Cầu
- Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Sút ngạc
- (Lưỡi dao) sút ra, rời khỏi cán dao.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Thê tử
- Vợ con (từ Hán-Việt).
-
- Từ thân
- Cha mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Hòn Vay, hòn Trả
- Hai quả núi tại tỉnh Phú Yên. Nhà yêu nước Trần Cao Vân có một bài thơ vịnh về hai hòn núi này, như sau:
Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay
Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,
Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,
Nợ nước ơn đền ông phủi tay
Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,
Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thay
Khách giang hồ những tha hồ mượn,
Lân Hải Vân rồi đó sẽ hay.
-
- Hòn Hành
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hòn Hành, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- No nào
- Chừng nào, phải chi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đây là một bài hát của một người Hời được nhắc đến trong tác phẩm Tuồng cổ có còn hi vọng được trông thấy những ngày tốt đẹp nữa không? của nhà văn Vũ Bằng.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Dông
- Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Hữu
- Có (từ Hán Việt)