Chập chiêng chập chóe
Lớn lớn bé bé
Ra đánh giặc trời
Ông lớn cưỡi voi
Phất cờ đi trước
Đi lên mạn ngược
Đi xuống mạn xuôi
Giao bà bình vôi
Thổi nồi cơm nếp
Giao cho ông bếp
Nấu nồi canh cua
Lính tráng ăn no
Chập chiêng chập chóe
Tìm kiếm "cánh cò bay"
-
-
Lá thư vẽ dán cột đình
-
Tai nghe bậu đã lấy chồng
-
Chém tre mẻ rựa chàng ơi
-
Em đi đâu đào liễu một mình
-
Hôm qua tát nước đầu đình
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin.
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai cậy cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho.
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.Dị bản
Áo anh rách lỗ bàn sàng
Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh
Vá rồi anh trả tiền công
Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho:
Giúp cho một quả xôi vò,
Một con heo béo, một vò rượu tǎm.
Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm,
Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo.
Giúp cho quan mốt tiền cheo,
Quan nǎm tiền cưới, lại đèo bông tai
Giúp cho một rổ lá gai
Một cân nghệ bột với hai tô mè
Giúp cho năm bảy lạng chè
Cái ấm sắc thuốc cái bồ đựng than
Giúp cho đứa nữa nuôi nàng
Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…Áo anh đã rách hai tay
Cậy nàng so chỉ và may cho cùng
Vá rồi anh trả tiền công
Mai mốt lấy chồng anh giúp của cho
Giúp cho quan mốt tiền cheo
Quan năm tiền cưới, lại đeo mâm chè
Giúp cho nửa giạ hột mè
Nửa ang tiêu sọ, nửa ghè muối khô
Giúp cho cái ấm, cái ô
Cái niêu sắc thuốc, cái bồ đựng than
Anh giúp cho một đứa nuôi nàng
Lâu ngày chẵn tháng rồi chàng tới thăm…
Video
-
Ốc bực mình ốc
Ốc bực mình ốc
Nó vặn nó vẹo
Bèo bực mình bèo
Lênh đênh mặt nước
Nước bực mình nước
Tát cạn cấy khoai
Khoai bực mình khoai
Đào lên cấy xuống
Muống bực mình muống
Ngắt ngọn nấu canh
Anh bực mình anh
Vợ con chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Hỏi giường có bực mình không hỡi giường ? -
Vè rau
Ve vẻ vè ve
Nghe vè các rau
Thứ ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng không chánh
Vốn thiệt tâm lang
Đất rộng bò ngang
Là rau muống biển
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh
Ăn hơi tanh tanh
Là rau dấp cá
Có ba không má
Rau má mọc bờ
Thò tay sợ dơ
Nó là rau nhớt … -
Cây cao bóng cả duyên mòn
Cây cao bóng cả duyên mòn
Ước gì tôi được chồng con với người
Có anh như đũa có đôi
Vắng anh em vẫn ngậm ngùi nhớ thương
Khối tơ vương ruột tằm vấn vít
Bởi ông Tơ bà Nguyệt chưa se
Quan tướng nghe hiệu lệnh thì về
Chữ dục đã vậy chữ tùy làm sao
Muốn cho Đông liễu Tây đào
Cảnh sầu bể thảm lẽ nào thiếp sang
Phòng khi lỡ bước theo chàng
Lấy ai chầu chực thánh hoàng quốc gia
Phòng khi thiếp ở lại nhà
Một mình thân thiếp biết là làm sao? -
Tay cầm khẩu mía tiện tư
-
Kẹo Mỏ Cày năm đồng một ký
-
Ơi đò ngang qua, đò ngang lại
-
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo, khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Con thèm chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao -
Con nghé nhà ta
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con? -
Ba mươi súc miệng ăn chay
Ba mươi súc miệng ăn chay
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc đài
Lâm râm khấn vái Phật Trời
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng
Để cho trai gái dốc lòng đi tu
Chùa này chẳng có Bụt ru
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen … -
Em trải chiếc chiếu ra
Em trải chiếc chiếu ra
Em ngồi một góc, anh ngồi một góc
Thiếp khóc chàng than
Anh xa em vì bởi thế gian
Cho nên nước mắt nhỏ tràn năm canh
Giậm chân kêu thấu trời vàng
Kêu anh trở lại nhìn nàng thuở xưa
Mai mưa, trưa nắng, chiều xâm
Em là thục nữ có tâm đợi chờ
Khi vui chén rượu con cờ
Khi buồn hoa nở còn chờ trăng thanh
Chiều rày em mới xa anh
Trăm hoa cùng héo, chín mười nhành cùng khô
Cơm ăn chẳng được chỉ nước hồ dưỡng thân
Dang tay anh dứt Châu Trần
Ai xa cho biết, ai gần cho hay -
Em nấu cơm quên đơm vào rá
-
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nhà
Ba cô anh lạ cả ba
Bốn cô lạ bốn biết là quen ai?
Quen cô mụn áo vá vai
Bác mẹ khéo vá hay tài vá nên?
Nhác nom mụn vá có duyên
Hỏi rằng áo ấy ở miền đâu ra
Ở gần hay là ở xa
Cách tỉnh cách huyện hay là cách sông?
Xa xôi cách mấy cánh đồng
Để anh bỏ việc bỏ công đi tìmDị bản
Lạ lùng anh mới tới đây,
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nàng.
-
Tay bưng dĩa muối, chén tương
Chú thích
-
- Mạn
- Theo học giả An Chi, mạn là biến thể ngữ âm của miện, nay đọc thành diện, có nghĩa là "mặt", rồi nghĩa phái sinh là "phía," "miền," "miệt" (như "miệt vườn")...
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Lũy
- Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.
-
- Thiên hương
- Hương trời. Chỉ vẻ mặn mà của người đàn bà đẹp. Cành thiên hương (cành hoa thơm của trời) cũng được dùng để chỉ người đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Trằm
- Hoa tai. Cũng gọi là tằm.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Quàng
- (Làm việc gì) một cách vội vã, cốt cho xong để còn làm việc khác.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Gai
- Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ang
- Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Ngành ngạnh
- Một loại rau rừng thường được hái để ăn sống, có mùi vị thơm ngon, chua, chát.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Muống biển
- Loài thực vật thuộc họ Bìm bìm, mọc ở phần trên các bãi biển. Muống biển là một trong các các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi theo dòng nước.
-
- Diếp cá
- Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Rau đay
- Một loại rau chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tơi hoặc mướp. Rau đay khi nấu có nhiều nhớt, nên còn gọi là rau nhớt.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Mỏ Cày
- Tên một huyện cũ của tỉnh Bến Tre. Hiện nay huyện Mỏ Cày cùng một phần của huyện Chợ Lách được chia tách thành huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Vùng này có một đặc sản nổi tiếng là cây thuốc lá, đặc biệt là thuốc trồng ở những con giồng thuộc các xã Đa Phước Hội, An Thạnh, vùng quanh thị trấn và vùng phía Tây Bắc Mỏ Cày.
-
- Giồng Trôm
- Một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, trước đây còn có tên là quận Tán Kế, đặt theo tên Tán Lý quân cơ Lê Thành Kế (? - 1869), một vị quan triều Nguyễn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Giồng Trôm. Địa danh Giồng Trôm có từ việc nơi đây từng là một giồng đất trồng nhiều cây trôm.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cô phòng
- Buồng riêng của người sống cảnh cô đơn (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ cảnh cô đơn của người phụ nữ không chồng hoặc xa chồng.
Đình thoa trường nhiên tư viễn nhân,
Độc túc cô phòng lệ như vũ.
(Ô dạ đề - Lí Bạch)Tản Đà dịch:
Dừng thoi buồn bã nhớ ai,
Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mưa.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Chuối ngự
- Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.
-
- Làng Ngang
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
-
- Làng Quài
- Chợ Quài, thuộc xã Thái Hà, Thái Thụy, Thái Bình.
-
- Cá mát
- Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Khánh
- Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.
-
- Chùa Hồ Sen
- Một ngôi chùa dựng trên miếng đất nổi giữa hồ Bảy Mẫu, Hà Nội, ngày nay không còn.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Thân phụ
- Cha (từ Hán Việt).
-
- Thung
- Vùng đất rộng.
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).