Thân em thịt trắng, da hồng
Chúc xuống dưới đất lấy chồng đẻ con
Đất tốt thì đẻ sồn sồn
Đất xấu em đẻ ít con gầy gò
Tìm kiếm "đầu rau"
-
-
Cây xanh xanh, lá cũng xanh xanh
-
Trên thượng đình có bông không trái
-
Yêu nhau là chị em gái
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
-
Đau bụng thì uống nước sông
-
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
-
Bí ngô là cô đậu nành
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.Dị bản
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
-
Càng quen càng lèn cho đau
Càng quen càng lèn cho đau
-
Thương chồng nấu cháo đậu mèo
-
Dao vàng cắt ruột máu rơi
Dao vàng cắt ruột máu rơi
Ruột đau chưa xót bằng lời em than -
Tằm ơi say đắm nơi đâu
-
Hai ta như trái đậu quyên
-
Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa
Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa
Ba cô đã lớn mà chưa có chồng
– Hái dâu ngọn ngắt, ngọn không
Lêu lêu mắc cỡ, có chồng sạch trơn! -
Quê anh có cửa biển sâu
Quê anh có cửa biển sâu
Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm -
Ao sen giàn mướp luỹ tre
-
Gái đâu gái hỗn gái hào
Gái đâu gái hỗn gái hào
Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâuDị bản
Gái đâu có thứ hỗn hào
Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu
-
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiềnDị bản
-
Ví dầu không bẻ đặng hoa
-
Đậu phộng béo đậu nành cũng béo
Chú thích
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Thanh la
- Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Bí ngô
- Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Dưa chuột
- Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Đậu mèo
- Một loại cây mọc hoang, thường được người dân miền núi trồng làm hàng rào. Đậu mèo hình dây leo thân tròn, lá chét dạng màng, hình xoan. Chùm hoa màu đỏ, tím thõng xuống. Quả đậu dẹt, cong hình chữ S, phủ lông trắng, đụng vào bị ngứa. Hạt hình trứng, dài khoảng 1,5cm. Đậu mèo mọc hoang có nhiều độc tố nên chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc sau khi đã luộc kĩ.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Đậu quyên
- Một họ đậu gần giống đậu ngự, cho hạt màu trắng kem hoặc xanh nhạt, nhỏ, hình trái thận. Hạt đậu quyên vừa có chất bột vừa có chất béo, ăn giòn, thường dùng để nấu chè hoặc ninh với thịt gà.
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Xe kéo
- Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
(Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."