Làm giàu có số
Ăn cỗ có phần
Tìm kiếm "sở tại"
-
-
Tôi tới đây sở cậy có dì
Tôi tới đây sở cậy có dì
Dì đem lòng giận, tôi thì cậy ai? -
Bộ xuống thì sở mổ trâu
Bộ xuống thì sở mổ trâu,
Sở lên, bộ hỏi “Đi đâu đấy mày?” -
Chém cha cái số long đong
Chém cha cái số long đong
Xuân đà quá lứa mà chồng chẳng ưa
Một mình đi sớm về trưa
Than thân lắm nỗi ngẩn ngơ vì chồng -
Ở đời chẳng biết sợ ai
Ở đời chẳng biết sợ ai
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày -
Ném tiền qua cửa sổ
Ném tiền qua cửa sổ
-
Lấy chồng Phú Cốc sợ beo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn này lồn chẳng sợ ai
Lồn này lồn chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu đụ dai đau lồn -
Cha mẹ em đoán số cho chàng
-
Con cá nó lội so le
Con cá nó lội so le
Một đàn cá lớn nó đè cá con -
Dòm lên đọt chuối so le
-
Tôi thương anh Sáu sợ mất lòng anh Năm
-
Tơ duyên đã buộc sờ sờ
-
Anh cầm cuốn sách so le
-
Xem cung nô bộc số này
-
Làm lính qua đèo sợ ải
Dị bản
Đi lính sợ trèo ải
Làm sãi sợ chú Lăng Nghiêm
-
Dẫu rằng như đũa so le
Dẫu rằng như đũa so le
Muốn so đôi khác sợ e không bằng -
Tối trời tôi không sợ chi ma
-
Đá cheo leo muốn trèo sợ trợt
Đá cheo leo muốn trèo sợ trợt
Muốn nói một hai lời sợ nhột ý em -
Phải gặp Ông Tơ hỏi sơ cho biết
Chú thích
-
- Phú Cốc
- Tên một ngọn đèo phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đèo cao, ngày trước có nhiều cọp, beo.
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Thê thiếp
- Thê là vợ cả, thiếp là vợ lẽ. Thê thiếp chỉ vợ nói chung.
-
- Dĩ lỡ
- Đã lỡ, đã trót làm việc gì (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đồng tâm
- Cùng một dạ yêu thương nhau.
-
- Tơ duyên
- Sợi tơ hồng ràng buộc đôi trai gái. Chỉ tình yêu nam nữ, tình duyên vợ chồng. Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Nô bộc
- Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Kinh Lăng nghiêm
- Một bộ kinh Đại Thừa quan trọng của Phật học.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Là ngà
- Một giống tre thẳng, cao, thân lớn (đường kính thân có thể đạt đến 15-18cm), vách dày, có rất nhiều gai.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.