Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn
Tìm kiếm "rau sắng"
-
-
Bữa cơm múc nước rửa râu
Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái, ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo người trông thấy, người ta chê cười -
Chồng dữ thì em mới rầu
Chồng dữ thì em mới rầu
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng -
Bướm già thì bướm có râu
Bướm già thì bướm có râu
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm mất rồi -
Già thì già tóc già râu
Già thì già tóc già râu
Đêm ba bảy vợ, già đâu có già! -
Rồng nằm bể cạn phơi râu
Rồng nằm bể cạn phơi râu
Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi -
Giả đò bắt ốc hái rau
-
Con ơi đừng khóc mẹ rầu
Con ơi đừng khóc, mẹ rầu
Cha con khổ cực dãi dầu nắng mưa -
Tôm càng xanh nước quơ râu
-
Làng Láng có nghề trồng rau
-
Mèo nằm trổ máng vênh râu
-
Con ơi chớ khóc mẹ rầu
-
Cóc chết bao thuở nhái rầu,
-
Đàn ông mà kém bộ râu
-
Đói cơm hơn kẻ no rau
-
Muốn về Trà Quế trồng rau
Dị bản
Muốn về Trà Quế ăn rau,
Sợ em tưới nước đôi gàu chai vai
-
Thà rằng ăn bát cơm rau
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt, nói nhau nặng lời -
Mặt tái mà mép có râu
-
Di Tề lên núi ăn rau
-
Đói cơm thì ăn độn rau
Chú thích
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Trổ máng
- Cái máng nước (máng xối). Nhà ở thôn quê ngày trước thường có máng nước làm bằng ống tre hoặc thân cau khoét rỗng, đặt vòng quanh mái nhà để cản và dẫn nước mưa.
-
- Ghe bầu
- Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Bá Di, Thúc Tề
- Hai người con vua nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi nhà Thương bị nhà Chu diệt, hai ông lấy việc mất nước làm xấu hổ, đến nỗi coi thóc gạo cũng là tài sản của nhà Chu, buồn bực không ăn nữa, sau bỏ lên núi Thú Dương ở ẩn, hái rau vi ăn qua bữa. Rau vi không thể nuôi sống được, cuối cùng hai ông đều chết đói tại núi Thú Dương. Đời sau thường dùng hình ảnh Di, Tề để nói về việc ở ẩn.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Làm mọn
- Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).