Chàng ơi ăn miếng trầu này
Ăn rồi thiếp sẽ giãi bày khúc nhôi
Bắc Nam hai nghe đôi nơi
Trầu này kết nghĩa một đôi giao hòa
Trầu này trong hộp mở ra
Có cau có vỏ, lòng đà có nơi
Tìm kiếm "không quỳ"
-
-
Trầu quế chọn ngọn cho chuông
-
Hai tay xách nước tưới trầu
Hai tay xách nước tưới trầu
Trầu bao nhiêu lá dạ sầu bấy nhiêu -
Người về bỏ bạn sao đành
Người về bỏ bạn sao đành
Người về em vẫn đinh ninh tấm lòng
Người về bỏ vắng phòng không
Người về em vẫn nay trông mai chờ
Người về ra ngẩn vào ngơ
Đêm năm canh em vẫn đợi chờ sầu âu
Người về cởi áo cho nhau
Người về cởi áo gối đầu lấy hơi
Người về đằng đẵng xa xôi
Xin người nghỉ lại với tôi bên này -
Cầu Không thì lắm vịt con
-
Bởi anh không nghe nàng nên nên mang hoạn họa
-
Khua mõ không bằng gõ thớt
Dị bản
Rao mõ không bằng gõ thớt
-
Nhà quăng dùi đục không mắc
-
Đày vua không Khả, đào mả không Bài
Dị bản
Phế vua không Khả,
Đào mả không BàiBỏ vua không Khả
Bới mả không Bài
-
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
Ăn cau bỏ hạt nàng ơi là nàng -
Trầu này trầu quế trầu hồi
Trầu này trầu quế trầu hồi
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình
Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình lấy ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha giấu mẹ đem ra cho chàng
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa không thuốc sao chàng không ăn?
Hay là chê khó chê khăn?
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu -
Tuổi em mười tám đang tròn
-
Trầu vàng nhỏ lá, rau dấp cá nhai giòn
-
Con công nó đỗ cây vông
-
Yêu nhau thời ném miếng trầu
-
Mua cau chọn lấy buồng sai
-
Trên đầu có tổ lông công
-
Đôi bên hàng xứ giãn ra
Đôi bên hàng xứ giãn ra
Để tôi đối địch với ba cô này
Được thời ăn đĩa trầu đầy
Thua thời cởi áo trao tay ra về -
Trầu em buộc dải yếm đào
-
Hồi buổi ban đầu
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu vỏ
- Loại trầu không ăn với cau, mà thay thế cau bằng một loại vỏ cây, gọi là cây xác giấy hay vỏ chay.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chuông
- Vuông, tốt đẹp.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cầu Không
- Một làng nay thuộc xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
-
- Đại Hoàng
- Một làng nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của nhà văn Nam Cao. Làng xưa kia trồng nhiều trầu không, và trầu ngon có tiếng.
-
- Chuối ngự
- Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.
-
- Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng
- Một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám, có nghĩa là: Làm điều thiện hay điều ác thì sớm muộn cũng đều có báo ứng, cao bay xa chạy cũng khó trốn thoát.
-
- Không dạ oán thiên
- Không (có lòng) căm hận ông trời.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Khua mõ không bằng gõ thớt
- Triệu tập, kêu gọi bằng cách khua mõ không hiệu quả bằng gõ dao thớt (báo hiệu có ăn uống).
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Nhà quăng dùi đục không mắc
- Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
-
- Ngô Đình Khả
- (1850 – 1925) Quan đại thần nhà Nguyễn, thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông chủ trương phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái.
-
- Nguyễn Hữu Bài
- (1863-1935) Quan đại thần nhà Nguyễn. Ông làm Thượng thư bộ Lại trong vòng 16 năm (1917-1933) thời gian dài nhất trong các đời thượng thư bộ Lại triều Nguyễn.
-
- Đày vua không Khả, đào mả không Bài
- Năm 1907, chính quyền Bảo hộ đòi phế truất và lưu đày vua Thành Thái, quan đại thần Ngô Đình Khả đã phản đối quyết liệt và nhất quyết không kí vào tờ biểu. Đến năm 1912, khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, đến lượt thượng thư Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân gian lúc đó có câu này để ca ngợi khí tiết của hai ông.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Diếp cá
- Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sai
- (Câu cối) ra nhiều quả.
-
- Tò vò
- Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).