Tìm kiếm "bao nhiêu"
-
-
Tiễn anh lên bến ô tô
Tiễn anh lên bến ô tô,
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm -
Trúng thì cơm cá cơm gà
-
Trước là xây dựng Thủ đô
Trước là xây dựng Thủ đô,
Sau là bồi đắp cơ đồ nhà ta -
Ngang lưng thì thắt chủ trương
Ngang lưng thì thắt chủ trương,
Đầu đội chính sách, lập trường trên vai -
Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
-
Ỉa cho đúng lỗ mới tài
-
Tiền lẻ hơn thẻ thương binh
-
Cả nước đau lòng Hải Phòng phấn khởi
-
Cười như Đỗ Mười lãnh lương
-
Bởi anh không nghe nàng nên nên mang hoạn họa
-
Góp gió thành bão
Góp gió thành bão
-
Mẹ già là mẹ già anh
-
Chừng nào thằng ngốc làm vua
-
Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh
Chê chồng trước đánh đau
Gặp chồng sau mau đánh -
Phải dè hồi lụt chết trôi
Dị bản
Phải dè hồi bão em thả trôi
Sống làm chi chịu chữ mồ côi một mình
-
Hoàng triều Bảo Đại trị ngôi
-
Má ơi chú tửng vô mùng
-
Gặp em anh cũng muốn thương
-
Anh có thương thì thương cho chắc
Chú thích
-
- Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
- Tàu: thủy thủ tàu viễn dương. Xe: tài xế. Phe: con buôn. Hói: cấp lãnh đạo. Câu này "xếp hạng" độ giàu có của các thành phần trong xã hội thời bao cấp.
-
- Sợi phíp
- Từ tiếng Pháp fibre, nghĩa là sợi bông.
-
- Kaki
- Từ khaki, một loại vải dày thường dùng để để may quần tây, đồ lính cứu hỏa, quân đội, đồng phục bảo vệ, quần học sinh…
-
- Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
- Chế giễu việc lái xe thời bao cấp thường chỉ cho phụ nữ (mặc quần vải phíp) chứ không cho đàn ông (mặc quần vải kaki) đi nhờ xe.
-
- Tiền lẻ hơn thẻ thương binh
- Dưới thời bao cấp, tiền mệnh giá thấp (hào, xu) trở nên hiếm hoi một cách nghiêm trọng. Các nhân viên mậu dịch vì thế tự ý đặt ra quy định: ai có tiền lẻ thì được ưu tiên mua hàng trước cả thương binh.
-
- Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
- Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
-
- Đỗ Mười
- Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.
-
- Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng
- Một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám, có nghĩa là: Làm điều thiện hay điều ác thì sớm muộn cũng đều có báo ứng, cao bay xa chạy cũng khó trốn thoát.
-
- Không dạ oán thiên
- Không (có lòng) căm hận ông trời.
-
- Bảo dưỡng
- Chăm sóc, nuôi nấng.
-
- Câu này nói về vua Bảo Đại. Tên chữ Hán của Bảo Đại là 保大, trong đó chữ 保 có thể chiết thành 人 (nhân - người) và 呆 (ngốc). 保大 vì thế trở thành 人保大, có thể diễn dịch nôm na là "người rất ngu ngốc."
-
- Phải dè
- Biết vậy thì... (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Hầu bao
- Túi tiền (từ tiếng Hán yêu bao).
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- A-men
- Một từ mà người theo đạo Chúa (Công giáo, Tin Lành...) thường nói khi kết thúc một bài kinh, có thể dịch thành "Thật vậy" hoặc "Xin được như nguyện."
-
- Tương truyền bài ca dao này nói về cuộc tình duyên giữa hoàng đế Bảo Đại (theo Phật giáo) và Nam Phương Hoàng hậu (theo Công giáo).
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Dục dặc
- Trắc trở, không thuận hòa (phương ngữ Phú Yên).
-
- Ông gấm
- Con beo, con báo hoa mai (phương ngữ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).