Bằng cha, bằng chả, bằng chà
Con nít nghe nói, sợ đà thất kinh
Tìm kiếm "bằng lòng"
-
-
Bằng cổ tay nằm ngay bàn Phật
-
Bâng khuâng bát ngát, câu hát hữu tình
-
Bằng cái đầu trâu
-
Băng đồng hái nắm rau xanh
-
Bằng cái nồi ba
-
Bằng cái đĩa
-
Bằng cái nồi rang, cả làng phơi thóc
-
Bằng bắp tay
-
Bằng trang hột quýt
-
Bằng cái đĩa
-
Bằng cái lá đa
-
Bằng trái cau mà đau hai bệnh
-
Bằng bàn tay, mưa ba đêm ba ngày không ướt
-
Bằng nửa cổ tay, nhay nhay những máu
-
Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng
-
Vừa bằng cái nong, cả làng đong không hết
-
Vừa bằng cái vung
-
Cây bằng cái kim
-
Vừa bằng cái trống tầm vông
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Hữu tình
- Có sức hấp dẫn.
-
- Duyên tiền định
- Duyên số đã được định sẵn từ kiếp trước, theo quan niệm nhà Phật.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Nụ áo
- Loài cây mọc hoang có hoa nhỏ hình viên tròn như cái khuy đính áo dài.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Trang
- Bậc, hạng.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Chay
- Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.