Ước sao ăn ở một nhà
Ra vào đụng chạm, kẻo mà nhớ thương.
Tìm kiếm "sao vua"
-
-
Nước sao nước chảy tràn đồng
Nước sao nước chảy tràn đồng,
Tơ duyên còn đó, chỉ hồng chưa xe. -
Gió sao gió mát sau lưng
-
Ở sao cho được lòng người
Ở sao cho được lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê -
Ăn sao cho được mà mời
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thươngDị bản
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
-
Thương sao thương quá bất nhơn
-
Trước sao đằm thắm muôn phần
-
Cớ sao thấy mặt thì thương
Cớ sao thấy mặt thì thương
Hay chăng trời đất vấn vương cho mình? -
Cớ sao chàng chẳng vãng lai
-
Mong sao anh biến ra tằm
-
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Đông sao thì nắng
Vắng sao thì mưaDị bản
Sao mau thì mưa
Sao thưa thì nắngSao ló trời nắng
Sao vắng trời mưa
-
May sao gặp mụ xu xoa
-
Trời sao hực hở chói lòa
-
May sao may khéo là may
-
Đất sao đất đỏ như vang
-
Làm sao thì nói cho xong
Làm sao thì nói cho xong
Kẻo bún anh nguội, kẻo lòng anh thiu
– Lòng anh thiu đem về luộc lại
Bún anh nguội về anh đãi nước chua -
Trời sao trời khéo để dành
-
Làm sao hóa đặng chim xanh
Dị bản
Làm sao hóa đặng chim xanh
Bay ra đảo vắng thăm anh đỡ buồn
-
Tám sào chống cạn
-
Ở sao cho xứng làm người
Chú thích
-
- Khi hát bài chòi, chữ "dạ" được thay bằng chữ "bụng" và bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Bất nhơn
- Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
-
- Đểnh đoảng
- Nhạt nhẽo, vô vị (cũng có nghĩa như "đoảng").
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Suông
- Thiếu hẳn nội dung quan trọng, gây nên sự nhạt nhẽo: Nấu canh suông (nấu canh chỉ có rau, không thịt cá), uống rượu suông (uống rượu không có thức nhắm)...
Ðêm suông vô số cái suông xuồng,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông!
(Đêm suông phủ Vĩnh - Tản Đà)
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Ai hoài
- Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
-
- Trót
- Trọn vẹn.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Hực hở
- Rực rỡ (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Hui hút
- Côi cút (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chim xanh
- Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.
-
- Phú Quốc
- Được mệnh danh là đảo Ngọc, hòn đảo lớn nhất nước ta, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc có nhiều bãi biển rất đẹp, thu hút nhiều khách du lịch. Nơi đây còn nổi tiếng với đặc sản hồ tiêu có vị cay nồng rất riêng.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.