Mong sao đã đến tháng Giêng
Kiếm một gánh cá vào Chiêng ngược đò
Không đi nay hẹn mai hò
Đi thì lỗ mãi tiền đò, anh ơi!
Tìm kiếm "mồng bôn"
-
-
Mồng năm chợ Ó
Mồng năm chợ Ó
Quan họ dồn về
Hội vui lắm lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Trầu chửa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành, miếng sổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy
Các anh đứng đấy
Thầy mẹ đứng đâu?
Mời lại xơi trầu
Mừng cho dâu mới
Mặt trời đã tối
Đám hội đã tàn
Ai có hồng nhan
Mang ra chơi hội
Dưới sông múa rối
Trên bãi trồng vừng
Một đấu, một thưng
Bằng nhau như tiện
Như tiện như tề
Kẻo thế gian chê
Chồng cao vợ thấp! -
Mồng bảy rước hội Quán La
-
Mỏng vỏ, nhỏ xơ, tơ lòng, trong ruột
-
Mỏng môi thì nói đong đưa
Mỏng môi thì nói đong đưa
Dày môi thì nói lọc lừa chị em -
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy -
Mong như mong mẹ về chợ
Mong như mong mẹ về chợ
-
Mong cho trúc lại kề mai
-
Mênh mông trời nước một màu
-
Mẹ mong gả thiếp về giồng
-
Mênh mông sông rộng cồn dài
-
Anh mong tát biển cấy kê
Anh mong tát biển cấy kê
Tát sông Bồ Ðề nhổ mạ cấy chơi
Bẻ que đo Trời
Đan lồng nhốt kiến
Thầy mẹ thương đến
Bắt voi coi giò
Thầy mẹ gả cho
Rước voi làm lễ
Anh đi làm rể
Che hai lọng vàng
Nhà anh thì ở giữa làng
Lấy vàng làm cột
Dát bạc làm tranh
Cưa gỗ lim làm thành
Chẻ ngà voi làm lạt
Anh đặt chuyện hát
Nói láp em nghe,
Nhà anh cột nứa, kèo tre… -
Anh mong gởi cá cho chim
Anh mong gởi cá, cho chim
Chim bay ngàn dặm, cá chìm biển đông -
Mênh mông một giải giang hà
-
Anh mong đi giã thuyền nào
-
Môi mỏng nói điều sai ngoa
-
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Mênh mông sóng nước tăm tăm
-
Trai mồng một, gái hôm rằm
-
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Ai về Long Phụng theo ta mà về
Ai về Long Phụng thì về
Gần sông tắm mát, chợ kề một bên.Dị bản
Chú thích
-
- Trinh Sơn
- Tên nôm là làng Chiêng, nay thuộc địa phận xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản bún gọi là bún làng Chiêng. Bến đò ở đây cũng gọi là bến Chiêng.
-
- Xuân Ổ
- Tên Nôm là làng Ó, một làng nay là hai thôn Xuân Ổ A và Xuân Ổ B thuộc phường Bắc Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, xưa thuộc tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du. Hằng năm vào mồng 5 Tết, làng mở hội thờ cúng Thành hoàng và hát quan họ. Chợ làng trước đây gọi là chợ Ó, nay không còn. Trước ngày vào đám, chập tối ngày mùng 4, làng nhóm họp chợ phiên. Phiên chợ Ó vừa tan, nhiều quán trầu của các cụ bà mọc lên, theo đó ''liền anh, liền chị'' mời nhau vào ngồi xơi trầu, rồi bắt đầu cuộc hát (xem thêm).
-
- Quan họ
- Lối hát dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc, tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Quan họ được chia làm hai loại: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe, đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ, không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội ở các làng quê. Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ," có nhiều hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, được biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội...
Năm 2009, cùng đợt với ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Giã bạn - Người ơi người ở đừng về - Đến hẹn lại lên (Quan họ Bắc Ninh)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Tề
- Cắt bớt.
-
- Quán La Xã
- Một làng cổ, xưa có tên là đỗng (hay động) Già La (hay Dà La), lấy theo tên quán Dà La thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long ngày xưa. Quán thờ này lại lấy tên từ sông Dà La (sông Thiên Phù) chảy phía sau (sông này nay đã bị bồi lấp). Ngày nay Quán La Xã là một phần của phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Phú Xá
- Tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.
-
- Câu thành ngữ này miêu tả cau Nam Phổ.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Nhóc nhen
- Từ gọi chung ếch nhái, ễnh ương, mô phỏng tiếng kêu của những con vật này (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xàu
- Trạng thái héo, rũ, thể hiện nét sầu, buồn bã (Phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Giang hà
- Sông nước nói chung (từ Hán Việt).
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
(Đưa em tìm động hoa vàng - Phạm Thiên Thư)
-
- Đi giã
- Đi câu (từ cũ).
-
- Sắm sanh
- Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
-
- Sai ngoa
- Sai lầm, không thật.
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Long Phụng
- Một thôn thuộc xã Đức Phụng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ven bờ nam sông Vệ. Ngày xưa, khoai lang trồng ở vùng đất Long Phụng có vị ngon, bùi, trở thành món ăn nổi tiếng gần xa.
-
- An Thổ
- Tên một thôn thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên sông Trà Câu.
-
- Hải Môn
- Tên một thôn thuộc xã Nghĩa Hiệp , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề trồng hoa khá nổi tiếng.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).