Chớ nghe quân tử nỉ non
Dị bản
Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
Chớ nghe quân tử ỉ òn
Mà rồi có lúc ẵm con một mình.
Những người thắt đáy lưng ong
Ðã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Những ngưòi béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .
Ru con, con ngủ cho lâu
Để mẹ đi cấy ruộng sâu chưa về
Ru con, con ngủ cho mê
Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày
Ru con, con ngủ cho say
Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng
Ru con, con ngủ cho nồng
Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người
Ra đường trông thấy tơ người
Về nhà trông thấy chỉ tôi tôi buồn.
Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.
Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.
Cá sầu, cá trở đầu đuôi
Người sầu lên ngược, xuống xuôi vẫn sầu.
Chim chuyền nhành ớt líu lo
Sầu ai nên nỗi ốm o gầy mòn
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy?
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan
(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)
Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.