Tìm kiếm "bát đàn"
-
-
Lựu, lê, bình bát, mãng cầu
-
Chạy long tóc gáy
Chạy long tóc gáy
-
Trách thân lang bạt kì hồ
-
Ma bắt coi mặt người ta
-
Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
-
Làm giàu bất nhân làm nhân bất phú
-
Lao lực bất như lao tâm
-
Bưng mắt bắt chim
-
Hỡi cô má phấn môi son
-
Văn kì thanh bất kiến kì hình
-
Thương sao thương quá bất nhơn
-
Bát trong sóng còn có khi động
-
Vè rau
Ve vẻ vè ve
Nghe vè các rau
Thứ ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng không chánh
Vốn thiệt tâm lang
Đất rộng bò ngang
Là rau muống biển
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh
Ăn hơi tanh tanh
Là rau dấp cá
Có ba không má
Rau má mọc bờ
Thò tay sợ dơ
Nó là rau nhớt … -
Của làm ra để trên gác
Dị bản
-
Bát nháo chi khươn
-
Lúc sống thời chẳng cho ăn
Dị bản
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy
-
Mẹ lá rau, lá má
-
Em là con gái Bát Qua
-
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu
Chú thích
-
- Chim hít cô
- Còn gọi là chim huýt cô, chim vàng nghệ, hoặc chim nghệ ngực vàng, là một loài chim có ngực màu vàng củ nghệ, cánh có sọc xanh và trắng. Thức ăn là các loại côn trùng nhỏ. Gọi là chim huýt cô vì tiếng kêu của chúng.
-
-
- Bươm bướm bà
- Một loại bướm rất lớn, cánh có thể rộng một gang tay.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Bình bát
- Một loại cây cùng họ với mãng cầu (na), thường mọc ven bờ kênh, rạch có nước phèn, nước lợ ở Nam Bộ, quả ăn được. Bình bát dầm đường là món ăn vặt phổ biến ở trẻ em miền quê Nam Bộ, và còn được dùng làm thuốc. Tên gọi bình bát có nguồn gốc từ tiếng Thái-Khmer mean bat.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Lang bạt kì hồ
- Lang thang khắp nơi, nay đây mai đó. Thành ngữ này vốn là một câu trong Kinh Thi:
Lang bạt kì hồ
Tái trí kì vĩ
Công tốn thạc phu
Xích tích kỉ kỉTheo đó lang bạt kì hồ có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Tuy nhiên, nghĩa gốc này hiện nay không nhiều người biết đến, và tuyệt đại đa số hiểu theo nghĩa "lang thang nay đây mai đó." Theo học giả An Chi: Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó.”
-
- Ma bắt coi mặt người ta
- Nhìn vẻ ngoài xem có dễ ăn hiếp không.
-
- Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
- Người làm công, giúp việc thường vì miếng cơm manh áo mà chịu nhẫn nhịn chứ không phải vì sợ oai chủ.
-
- Làm giàu bất nhân, làm nhân bất phú
- Làm giàu thì khó ăn ở nhân từ, có đạo nghĩa, và ngược lại.
-
- Lao lực bất như lao tâm
- Nhọc sức chẳng bằng nhọc lòng (tục ngữ Hán Việt).
-
- Bưng mắt bắt chim
- Chuyện dễ làm ra khó. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình Tịnh Của)
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Văn kì thanh bất kiến kì hình
- Chỉ mới nghe tiếng mà chưa gặp mặt (chữ Hán).
-
- Bất nhơn
- Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Ngành ngạnh
- Một loại rau rừng thường được hái để ăn sống, có mùi vị thơm ngon, chua, chát.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Muống biển
- Loài thực vật thuộc họ Bìm bìm, mọc ở phần trên các bãi biển. Muống biển là một trong các các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi theo dòng nước.
-
- Diếp cá
- Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Rau đay
- Một loại rau chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tơi hoặc mướp. Rau đay khi nấu có nhiều nhớt, nên còn gọi là rau nhớt.
-
- Bất nhân
- Không có tính người, tàn ác (từ Hán Việt).
-
- Phù vân
- Đám mây nổi rồi tan ngay, chỉ sự có rồi lại mất đi, không lâu bền.
-
- Bát nháo chi khươn
- Lộn xộn không ra thể thống gì.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Bát Qua
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bát Qua, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.