Tìm kiếm "mưa đám"
-
-
Được năm trước ước năm sau
Được năm trước ước năm sau
-
Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc
Nắng sớm thì đi trồng cà,
Mưa sớm ở nhà phơi thóc. -
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
-
Ngọn núi Truồi vừa cao vừa dựng
-
Chơi Xuân ta phải chơi mau
Chơi Xuân ta phải chơi mau
Xuân xanh em khác chi mầu hoa non
Chẳng chơi xuân cũng hao mòn
Xuân kia phai nhạt duyên còn được chăng. -
Mưa từ bên núi Mồng Ga
-
Chừng nào thằng ngốc làm vua
-
Đôi ta mưa ướt áo rồi
Đôi ta mưa ướt áo rồi,
Kiếm nơi đỏ lửa vô ngồi hơ chungDị bản
Đôi ta mưa ướt áo rồi,
Kiếm nơi đốt lửa vô ngồi hơ nhau
-
Công cấy công bỏ, công làm cỏ công ăn
-
Trời còn khi nắng khi mưa
Trời còn khi nắng khi mưa
Ngày còn khi sớm khi trưa nữa ngườiDị bản
Trời có khi nắng khi mưa
Người cũng khi sớm khi trưa thất thường
-
Hoàng triều Bảo Đại trị ngôi
-
Nắng mưa sương tuyết bấy chầy
-
Vái trời khoan nắng khoan mưa
-
Trời mưa ướt đất lộ làng
-
Nác trong mà giếng hôi rều
-
Tôi lạy vua lạy chúa trước đình
-
Bán bò mua cuốc
-
Cứt phải trời mưa
-
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Chú thích
-
- Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
- Cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng được mua.
-
- Núi Truồi
- Tên một ngọn núi thuộc dãy Bạch Mã, một dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Mồng Ga
- Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Phúc Đậu
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
-
- Câu này nói về vua Bảo Đại. Tên chữ Hán của Bảo Đại là 保大, trong đó chữ 保 có thể chiết thành 人 (nhân - người) và 呆 (ngốc). 保大 vì thế trở thành 人保大, có thể diễn dịch nôm na là "người rất ngu ngốc."
-
- Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
- Công cày cấy không có ý nghĩ quyết định bằng công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tỉa cành v.v.).
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- Ve
- Cũng thường được gọi là ve sầu, là loài côn trùng có hai cánh dài, mỏng, nhiều vân. Con đực kêu ve ve suốt mùa hè. Trong văn chương, xác ve hay mình ve thường được dùng để chỉ tấm thân gầy gò, khô héo.
Ruột tằm ngày một héo hon
Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve
(Truyện Kiều)
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Ngôi
- Chức vị, cấp bậc.
-
- Bán bò mua cuốc
- Ngớ ngẩn, không biết tính toán, bán đi một tài sản lớn để mua một vật dụng nhỏ.
-
- Cứt phải trời mưa
- Việc đã hỏng lại càng thêm nát.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).