Tìm kiếm "bộ mặt"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Bao giờ cho hết tháng ba
-
Em khôn em ở trong bồ
-
Trèo lên cây gạo con con
Trèo lên cây gạo con con
Muốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheo
Nặng là bao nhiêu?
Ba mươi quan quý.
Mẹ anh có ý mới lấy được nàng
Mai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cưới
Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum
Lụa thì chín tấm cho dày
Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng.
Anh sắm được anh mới hỏi nàng
Nếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi! -
Mênh mông trời nước một màu
-
Bến Tre nhiều gái chưa chồng
Dị bản
Bến Tre nhiều gái ế chồng
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà coi
-
Đất năm dây cò bay thẳng cánh
-
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
-
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết
-
Em liều một cái bánh bò
-
Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
-
Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ
Ai có thân người ấy lo
Ai có bò người ấy giữDị bản
Thân ai nấy lo
Bò ai nấy giữ
-
Cháu cậu mà lấy cháu cô
-
Hai tay bưng dĩa bánh bò
-
Ngơ ngơ như bò đội nón
-
Quần dài ta tưởng cậu nho
-
Đôi ta như nút với khuy
Đôi ta như nút với khuy
Như mây với núi, biệt ly không đànhDị bản
Đôi ta như cúc với khuy,
Như kim với chỉ, bỏ đi sao đành?
-
Vợ anh khéo liệu khéo lo
-
Cây bồ đề, lá cũng bồ đề
-
Cây bồ đề rụng lá giơ xương
Cây bồ đề rụng lá giơ xương
Chàng ơi cùng thiếp lấy gương che trời
Chú thích
-
- Hĩm
- Bộ phận sinh dục phụ nữ (phương ngữ miền Trung). Cũng dùng để gọi bé gái còn nhỏ tuổi.
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Nhóc nhen
- Từ gọi chung ếch nhái, ễnh ương, mô phỏng tiếng kêu của những con vật này (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xàu
- Trạng thái héo, rũ, thể hiện nét sầu, buồn bã (Phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Mỹ Lồng
- Còn gọi là Mỹ Luông, một cái chợ có từ lâu đời, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí chép: "Nơi bờ phía bắc (sông Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo." Nơi đây nổi tiếng với đặc sản bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, được chia làm nhiều loại: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
-
- Dây
- Sợi dây kéo ra để đo đất, thời xưa đo ruộng căn cứ vào bề dài theo bờ sông rạch. Một dây có diện tích co giãn từ năm đến mười mẫu ta. Đất càng được nhiều dây càng tốt vì ăn dài theo bờ sông, dễ chuyên chở lúa, dễ cho nhân công lui tới, dễ tiêu tưới, và đất thường cao ráo.
-
- Minh Hương
- Một trong nhiều tên gọi của người Hoa ở Việt Nam. Sau khi nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, một số người Trung Hoa không chịu thần phục, chạy sang Việt Nam lánh nạn, lập thành làng, phố, gọi là người Minh Hương. Hai chữ Minh Hương ban đầu được viết là 明香 (hương hỏa nhà Minh), sau nhà Nguyễn đổi thành 明鄉 ("làng người Minh," hoặc "làng sáng sủa") nhằm tránh động chạm với nhà Thanh. Ở vùng Chợ Lớn (Sài Gòn), Hội An (Quảng Nam) và Huế đều có tên làng Minh Hương.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Nhựt Bổn
- Nhật Bản, theo cách nói của miền Nam ngày trước.
-
- Châu Thành
- Tên một huyện thuộc tỉnh An Giang.
-
- Họ ngoại thì con cô con cậu hay đôi con dì cũng không có phép lấy nhau, nhưng từ đời cháu trở xuống thì được phép. Đôi khi, có chuyện hai chị em một nhà hay hai cô cháu một nhà lấy một ông chồng. Tục này khác với tục Âu châu: đã lấy một người thì không được phép lấy chị em cô cháu người ấy nữa. (Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính)
-
- Nho giáo
- Một hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử sáng lập (nên còn gọi là Khổng giáo). Mục đích của Nho giáo là để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc (như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam...). Người theo học đạo Nho được gọi là nhà Nho (Nho gia).
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).