Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em bơi ngược
Gắng gượng mái chèo em cất bước theo anh
Nước chảy quyên quyên
Dị bản
Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em đi ngược
Gắng gượng mái chèo em lần lượt theo anh
Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em đi ngược
Gắng gượng mái chèo em lần lượt theo anh
Thanh nhàn kể chuyện thuốc lào
Kể từ gieo hạt biết nào công phu
Khi cất gánh, lúc lu bù
Phân tro, cỏ giã, sắm lo mọi bề
Sau rồi hái cái đưa về
Kẻ rọc, người cuộn tứ bề xôn xao
Định ngày hẹn thợ lao đao
Chè trưa, rượu sớm biết bao nhiêu tiền
Hoặc hồ rũ, hoặc nguyên mền
Khi nào đóng bánh mới yên trong mình
Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ăn con tép mại dạ càng long đong
Chim sầu cất cánh bay rông
Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
Chàng đừng trách em ăn ở bất nghì
Cha cầm mẹ giữ chẳng đi được nào
Chàng đi vực thẳm non cao
Em mong tìm vào đến núi Tản Viên
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên lời chàng
Vợ tôi nó giỏi vô song
Chưa kịp tới chợ đã mong ăn hàng
Sớm mai cất gánh lên đàng
Làm vài tô cháo vững vàng bước đi
Vừa ưa chị bán củ mì
Ba đồng một mớ vậy thì mua cho
Ghé qua hàng bán bánh bò
Cuốn với bánh tráng ăn cho thẳng lèo
Ba rọi cùng với lòng heo
Bánh đúc, bánh xèo ưa đã quá ưa
Bây giờ con bóng đã trưa
Làm thêm trái dừa cho đỡ khô môi.
Cá chậu, ven chậu loanh quanh
Chim lồng đâu dễ cất mình bay cao
Một đêm là năm trống canh
Tôi kể ngọn ngành cho chúng bạn nghe:
Canh một thì đi cất te
Canh hai trở về nấu cám lợn ăn
Canh ba đổ gạo vô đâm
Canh tư nhấm trấu bắc hầm nồi ngô
Canh năm chợp mắt lơ mơ
Chồng vừa vào rờ, gà gáy rạng đông
Năm canh nỏ bén hơi chồng
Vì con mụ cả, khổ không hỡi trời!
Cái cảnh chồng chung cực lắm chị em ơi!
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."