Tìm kiếm "bao nhiêu"

Chú thích

  1. Cúp đầu
    Cắt tóc. Xem Cúp.
  2. Rau tập tàng
    Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.

    Rau tập tàng

    Rau tập tàng

  3. Ống bơ
    Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.

    Ống bơ

    Ống bơ

  4. Đây thật ra là một bài thơ của tác giả Mai Anh, nhưng một số câu trong bài đã phố biến thành ca dao thời kì bao cấp, xin đăng lên đây cho bạn đọc tham khảo.
  5. Câu này nhắc đến hệ thống “phân phối” dưới thời bao cấp.
  6. Chuyên tu
    Hình thức đào tạo nhằm đáp ứng một nhu cầu cán bộ cấp bách, dành riêng cho những cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành.
  7. Tại chức
    Loại hình đào tạo dành cho những người vừa học vừa làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
  8. Sông Cầu
    Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

  9. Sa Pa, Sông Cầu, Ba con năm (555) đều là các nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
  10. Thuốc lá 555
    Thường gọi thuốc "ba số" hoặc "ba số năm," một nhãn hiệu thuốc lá ngoại.

    Thuốc lá ba số

    Thuốc lá ba số

  11. Peugeot
    Đọc là pơ-giô, cũng gọi là , một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).

    Một chiếc xe đạp Peugeot

    Một chiếc xe đạp Peugeot

  12. Cub
    Tên một dòng xe máy của hãng Honda, có mặt ở nước ta từ khoảng 40 năm về trước. Trong thời kì bao cấp, sở hữu một chiếc Honda Cub cũng giống như có một chiếc xe hơi bây giờ. Hiện nay nhiều người vẫn chơi Honda Cub như một thú vui hoài cổ.

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

  13. Cóc
    Tiếng lóng thời bao cấp ở miền Bắc, chỉ bố mẹ hoặc ông bà già.
  14. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  15. Gụ lau
    Gọi tắt là gụ, cũng gọi là gõ dầu hoặc gõ sương, một loại cây gỗ thân lớn mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới. Gỗ gụ là một loại gỗ quý, có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè.
  16. Nguyễn Văn Thiệu
    Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến năm 1975. Ông sinh ngày 5/4/1923 tại Phan Rang, sau 1945 tham gia quân đội Việt Minh nhưng sau đó bí mật vào Sài Gòn và nhập ngũ quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1963 ông tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm và được thăng Thiếu tướng, đến năm 1967 thì được bầu làm tổng thống. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, kinh tế và quân sự Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất nặng nề vào Hoa Kỳ (ông nổi tiếng với câu nói “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”). Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông chạy ra nước ngoài, sau định cư ở Hoa Kỳ và mất ở đó năm 2001.

    Nguyễn Văn Thiệu

    Nguyễn Văn Thiệu

  17. Kinh
    Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

  18. Theo hồi kí của Nguyễn Hiến Lê: [Sau 1975] Người ta đào kinh rất nhiều, miền nào cũng khoe đào được mấy chục con kinh, mấy trăm cây số kinh trong một mùa nắng. Có tốn kém gì đâu. Chỉ cần bắt thanh niên làm xâu, làm càng nhiều càng được tiếng “vinh quang”. Tới nỗi có miền dân phải ta thán, đặt ra câu ca dao này.
  19. Min-khơ
    Cách phát âm của Minsk, một nhãn hiệu xe máy lấy theo tên thủ đô của nước Cộng hòa Belarus, trước đây thuộc Liên Xô. Xe Minsk rất có tiếng ở nước ta vào thời kì bao cấp, khi phong trào đưa người đi lao động và học tập tại các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa lên cao.

    Xe Minsk

  20. Quần loe
    Quần dài, có ống rộng về phía mắt cá chân.
  21. Trong thời bao cấp, quần loe và tóc dài (hoặc bù xù) bị xếp vào hàng văn hóa lai căng, không đứng đắn. Một số đơn vị hành chính còn treo biển “Không tiếp quần loe.” Thậm chí trên các ngã tư, đường phố thường có các đội thanh niên tình nguyện chuyên đi cắt quần ống loe và cắt tóc.

    Tóc dài quần loe thời bao cấp

  22. Sổ lương thực
    Gọi nôm na là sổ gạo, một quyển sổ ghi chỉ tiêu lượng lương thực một hộ gia đình được mua hàng tháng trong thời kì bao cấp. Ví dụ, người dân thường có quyền mua 1,5 lạng thịt/tháng, trong khi cán bộ cao cấp có thể mua 6 kg/tháng.

    Sổ mua lương thực

    Sổ mua lương thực

  23. Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
    Giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn, mông bộ đội thì đâu cũng ngồi được. Đây là câu nói vui thời bao cấp.
  24. Coóc-xê
    Áo ngực của phụ nữ, cũng phát âm là coọc-xê (từ tiếng Pháp corset).
  25. Mắt thứ hai, tai thứ bảy
    Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.