Tìm kiếm "biển số"
-
-
Chừng nào ngọc nát vàng phai
-
Biển Hồ cực lắm anh ơi
Biển Hồ cực lắm anh ơi,
Ban đêm xẻ cá ban ngày phơi khô -
Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Từ nơi bãi biển qua đến buổi chợ chiều
Nuôi con chồng vợ hẩm hiu
Nhà tranh một mái tiêu điều nắng mưa -
Bước lên xe lửa Biên Hòa
-
Anh đừng lên xuống uổng công
-
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
-
Cao Biền ơi hỡi Cao Biền
-
Anh ơi, anh đừng ham đi bạn ghe chài
-
Vượt bể Đông có bè có bạn
-
Ngó hoài ra tận biển Đông
-
Chừng nào chim nọ lìa cành
Chừng nào chim nọ lìa cành
Cá kia lìa biển anh đành lìa quê -
Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh. -
Uổng công anh se nhợ uốn cần
Dị bản
-
Anh đi đánh bẫy trong bưng
Dị bản
Anh đi đánh bẫy dưới bưng
Thấy con cúm núm nó chừng muốn bay
Video
-
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn
-
Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
-
Rừng Nho biển Thánh khôn dò
-
Rộng đồng mặc sức chim bay
Rộng đồng mặc sức chim bay
Biển Hồ lai láng, mặc bầy cá đua -
Vì sương nên núi bạc đầu
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa
Chú thích
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Biên Hòa
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.
-
- Tánh Linh
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận. Hai chữ Tánh Linh có nguồn gốc từ tiếng Chăm "Play T'nao Linh" nghĩa là "bàu nước thiêng." Trước đây, đây là một vùng đất ma thiêng nước độc.
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cao Biền
- Một viên tướng của nhà Đường (Trung Hoa), giữ chức Tiết độ sứ, cai quản Giao Châu (tên gọi của nước ta khi ấy) từ năm 866 đến năm 875. Theo Cựu Đường thư, Cao Biền liệt truyện thì Cao Biền thuộc dòng dõi thế gia, từ bé đã giỏi văn chương, lại có tài võ nghệ. Trong văn hóa Việt Nam có nhiều huyền thoại về nhân vật này như Cao Biền giỏi địa lí, thuật số, thường cưỡi diều bay đi yểm những chỗ có long mạch, hay chuyện Cao Biền rải đậu thành binh...
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Cúm núm
- Một loại chim thuộc họ gà nước, cũng gọi là gà nước hoặc gà đồng, gặp nhiều ở những vùng đồng cỏ ngập nước Nam Bộ, có tiếng kêu "cúm, cúm." Người dân Nam Bộ thường hay đánh bắt cúm núm làm món ăn, vì thịt cúm núm rất mềm, ngon.
-
- Nguyễn Nhạc
- Anh cả trong ba anh em nhà Tây Sơn. Ông cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lập nên nhà Tây Sơn vào cuối thế kỉ 18 và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Đức, ở ngôi từ năm 1778 đến năm 1788.
Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.
-
- Rừng Nho biển Thánh
- Sách vở Nho giáo nói chung.