Nghề hến không đói mà no,
Cái ruột cũng bán, cái vỏ cũng bán, cái tro cũng tiền
Tìm kiếm "ban thờ"
-
-
Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ
-
Làm thơ giấy trắng, em gắn con cò xanh
Dị bản
-
Làm thơ mà dán cây chanh
Làm thơ mà dán cây chanh
Trai bỏ học hành, gái bỏ bán buôn
Gái bỏ bán buôn vẫn còn tha thứ
Trai bỏ học hành, một chữ năm roi -
Chàng đi cắt bàng cho nàng đươn đệm
-
Cây bần ơi hỡi cây bần
-
Thò tay vuốt ngực chung tình
Thò tay vuốt ngực chung tình
Nước trong bình còn nguội, huống chi mình giận tôi -
Thân em như bông cúc trên trang
-
Em thời đi cấy ruộng bông
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha,
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền -
Ru con, con ngủ đi thôi
Ru con, con ngủ đi thôi
Mẹ còn đi học kiếm đôi ba vần
Muốn tròn bổn phận công dân
Mà không biết chữ trăm phần nhuốc nhơ -
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành -
Từ khi anh thọ lãnh chữ vàng
-
Làng Gạ có gốc cây đề
-
Than rằng: con vịt đua dưới nước
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em như khế ngọt sân chùa
-
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mềmDị bản
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra, bậu lấy ăn mày
Nước sông gạo chợ, ngày rày khỏi lo!Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ta cầm bậu lại quét nhà nấu cơmVí dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn
-
Bao giờ cho đặng thảnh thơi
Dị bản
-
Ai về Trà Quế thì về
Ai về Trà Quế thì về
Trà Quế có nghề giâm giá đậu xanh
Sáng mai đi bán rau hành
Khuya về gánh nước, năm canh chưa nằmDị bản
Ai về Trà Quế mà coi,
Trà Quế có nghề rấm giá đậu xanh
Sáng mai đi bán rau hành,
Đêm về tưới nước thâu canh chưa nằm
-
Thương em chẳng dám tới nhà
Thương em chẳng dám tới nhà
Đi qua đi lại hỏi gà bán chơi
Thấy em như thấy mặt trời
Thấy thời thấy vậy, trao lời khó traoDị bản
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
-
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
Chú thích
-
- Thốt Nốt
- Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
-
- Cờ Đỏ
- Địa danh nay là một huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ. Vào đầu thế kỉ 20, tại Cần Thơ có nhiều đồn điền lớn, mỗi đồn điền chọn một màu cờ (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...) để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest chọn cờ màu đỏ. Dần dần vì cái tên "Domaine Agricole de l’Ouest" khó đọc, khó nhớ, nên người dân gọi là đồn điền Cờ Đỏ, lâu ngày thành tên.
-
- Những năm 1935-1965, Thốt Nốt được coi là trung tâm võ đài của miền Tây Nam Bộ. Chợ Thốt Nốt khi ấy có lập đài để các võ sĩ đến từ khắp nơi (An Nam, Lào, Thái, Miến Điện, Ma-rốc...) thi tài. Sau này phong trào võ thuật không còn được như trước, nên xuất hiện dị bản "Để anh đi làm mướn..." thay vì "Để anh đi đánh võ..."
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Con cò
- Con tem thư. Trước đây khi xâm lược nước ta, quân đội viễn chinh Pháp dùng tem thư trên có in hình con ó màu xanh, nhân dân ta gọi là con cò.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Trang
- Đồ bằng gỗ, được đóng hoặc treo trên tường, chỗ cao ráo, trang trọng để thắp nhang, đặt bình hoa và các vật phẩm khác để thờ cúng ông bà tổ tiên.
-
- Chữ vàng
- Chữ của nhà vua phong chức tước.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Gởi
- Gửi (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quan ba
- Tên gọi thời Pháp thuộc của cấp hàm đại úy (capitaine) Gọi vậy vì quân hàm này có 3 vạch.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Phu nhân
- Tiếng gọi vợ hoặc đàn bà có chồng (từ Hán Việt).
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.