Gặp đời hải yến hà thanh,
Bốn dân trăm họ an lành ấm no.
Nay mừng điển hội cầu nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành,
Làm sao cho được công danh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kích nhưỡng khang cù vô ngu.
Tìm kiếm "điên dại"
-
-
Muốn cho điện sáng về nhà
Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi -
Văn minh đèn điện sáng lòe
Văn minh đèn điện sáng lòe
Thông thương kĩ nghệ mọi bề chấn hưng
Chỉ cánh áo ngắn khốn cùng
Làm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng
Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùng
Thôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau -
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây. -
Nghĩ ra Văn Điển cũng sành
-
Chín năm làm một Điện Biên
-
Bậu đừng ăn nói đảo điên
-
Tôi trách anh bạn đảo điên
-
Mặt em phương tượng chữ điền
-
Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
-
Khoai La Mạc, bạc Cao Điền, tiền Hạnh Lâm, mâm Văn Chấn, mấn Cát Ngạn
-
Vãng vãng, lai lai thường ngày đối diện
Dị bản
Vãng lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời sợ miệng thế gian
-
Ngó lên trên trời, sao băng tứ diện
-
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
-
Vè rượu
Vốn thuốc điên ai kêu là rượu
Hồi khi tề tựu lại có lễ nghi
Gặp rượu li bì hổng kiêng lớn nhỏ
Ỷ mình có võ muốn nói cho hung
Nói chuyện thật lung,
Tới củ chì, roi sắt
Thằng út Hoạt nó bắt
Đóng một trăm đồng
Ăn uống no lòng
Hại con cùng vợ … -
Im như Bụt mọc trên chùa
-
Má miếng bầu coi lâu muốn chửi
Dị bản
Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi
-
Cảm thương cho kẻ má hồng
-
Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
-
Ăn được ngủ được là tiên
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùngDị bản
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Chú thích
-
- Hải yến hà thanh
- Biển lặng sông trong, điềm thánh nhân ra đời hoặc chỉ thời thái bình thịnh trị.
-
- Bốn dân
- Thời xưa, dân chia ra làm bốn hạng chính, gồm có: sĩ (người đi học hay làm quan), nông (người làm ruộng), công (người làm thợ), cổ (người buôn bán).
-
- Trăm họ
- Chỉ tất cả người dân trong nước, ngoại trừ dòng họ của nhà vua. "Trăm" là một con số mang tính biểu tượng chỉ sự đông đảo. Thật ra ở Trung Hoa có đến hàng nghìn họ; số họ của người Việt (Kinh) cũng lên đến vài trăm.
-
- Điển hội cầu nho
- Chỉ những kì thi Nho học được triều đình tổ chức để tuyển chọn người tài giỏi, có học thức ra làm quan.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cổ phúc nhi du
- Vỗ bụng mà rong chơi. Chỉ cảnh thái bình chất phác thời thượng cổ. Chữ trong Nam Hoa Kinh, thiên Mã Đề: "Thời vua Hách Tư, dân sống không biết làm gì, đi không biết đến đâu, (hễ cứ) ngậm cơm thì vui vẻ, (ăn xong thì) vỗ bụng mà rong chơi."
-
- Kích nhưỡng khang cù
- Kích nhưỡng và Khang cù là tên hai bài ca dao thời vua Nghiêu bên Trung Hoa. Kích nhưỡng khang cù chỉ cảnh thiên hạ thái bình, nhân dân vui chơi ca hát.
-
- Vô ngu
- Không lo lắng.
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Yên Duyên
- Tên nôm là làng Mui, còn gọi là sở Mui, nay là thôn Yên Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tên làng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Nhân Tông trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền; vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Cho rằng đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình mà không gặp, vua bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương,” nhân đó đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
-
- Kẻ Giả
- Tên gọi chung của các làng Giả Chọ, Giả Cầu, Giả Viềng, Giả Vĩnh, nay là các thôn Lạc Thị (xã Ngọc Hồi), Quỳnh Đô, Ích Vịnh, Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh) đều thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
-
- Bùi nhùi
- Rơm hoặc giẻ bện chặt để đốt và giữ lửa.
-
- Làng Lê
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Lê, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim Lũ
- Một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, bên bờ sông Tô Lịch. Ngoài tên Hán Việt Kim Lũ nghĩa là sợ tơ vàng, làng còn có tên Nôm là làng Lủ hay kẻ Lủ. Làng Lủ ngày xưa gồm ba xóm là Lủ Cầu, Lủ Trung và Lủ Văn, sau đó phát triển thành ba làng: Kim Giang, Kim Lũ và Kim Văn. Làng có truyền thống khoa bảng, là quê hương của các danh nhân Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Tản Đà...
-
- Hàng Đậu
- Một phố cổ của Hà Nội. Đầu phía đông phố là cửa ô Phúc Lâm, còn gọi là ô Hàng Đậu, đây là nơi ngày xưa mỗi phiên chợ người ngoại thành tập trung bán các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành. Đầu phía tây phố là tháp nước Hàng Đậu, xây từ thời Pháp thuộc.
-
- Làng Ngâu
- Tên nôm của làng Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làng Ngâu nổi tiếng trồng lúa. Rượu làng Ngâu cũng là một đặc sản nổi tiếng từ xưa.
-
- Tựu Liệt
- Một làng cổ nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Hầm
- Nấu chín kĩ. Ở miền Bắc, những món hầm được gọi là món ninh.
-
- Mọc
- Thịt heo nạc quết nhuyễn mịn, thường được vo thành viên (gọi là viên mọc). Từ mọc có thể chế biến ra các món canh mọc, bún mọc...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Phương
- Hình vuông.
-
- Tượng
- Giống, tương tự.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- La Mạc
- Một địa danh nay thuộc xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, có nghề trồng khoai từ lâu đời.
-
- Cao Điền
- Một địa danh nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Vùng này có nghề truyền thống là trồng trầu không.
-
- Hạnh Lâm
- Tên một xã thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngày xưa đây là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều sản vật.
-
- Văn Chấn
- Một làng nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (phân biệt với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cát Ngạn
- Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Cái Răng
- Một địa danh nay nằm ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ nổi Cái Răng, nơi người dân buôn bán các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm... trên ghe thuyền. Chợ nổi Cái Răng được xem là một trong những nét đặc trưng cho văn hóa sông nước miền Tây.
Địa danh Cái Răng có nguồn gốc từ chữ cà ràng (karan, kran), một loại bếp bằng đất sét của người Miên trước kia được bán rất nhiều ở khu vực sông này.
-
- Ba Láng
- Địa danh nay thuộc địa phận quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
-
- Vàm Xáng
- Một địa danh thuộc Cần Thơ, nơi dòng kênh Xáng Xà No đổ ra sông Cần Thơ (vàm có nghĩa là "cửa sông"). Tại đây có vườn cây trái Vàm Xáng, một địa điểm tham quan khá nổi tiếng trong vùng.
-
- Phong Điền
- Địa danh nay là một huyện của thành phố Cần Thơ.
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.