Canh ba trống điểm trên lầu
Phần thương cho vợ, phần sầu cho con
Tìm kiếm "định tường"
-
-
Trông bậu trông đứng trông ngồi
-
Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
-
Giòi trong xương giòi ra
-
Ngó lên ngó xuống thì vui
Dị bản
Ngó đây ngó đó thì vui
Ngó về quê mẹ, bùi ngùi nhớ thươngNgó đây ngó đó thì vui
Ngó về xóm cũ ngùi ngùi nhớ em
-
Cha mẹ già lẫn lộn em ơi
-
Ngày xưa em ở trong nôi
-
Qua đồng ngả nón thăm đồng
Qua đồng ngả nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu -
Chồng yêu cái tóc nên dài
Chồng yêu cái tóc nên dài
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn -
Cha già tuổi đã đủ trăm
-
Thương ai bằng nỗi thương con
-
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cảm thương cha mẹ nhớ điều vợ con
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh -
Bát trong sóng còn có khi động
-
Chữ xuất giá tòng phu phải lẽ
-
Trước lạy cha sau ra lạy má
Trước lạy cha, sau ra lạy má
Con đã có chồng rồi xuất giá tùng phu -
Dứt dây sao nỡ dứt chồi
Dứt dây sao nỡ dứt chồi
Giận thời nói vậy sau rồi lại thương.Dị bản
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương
-
Ve kêu réo rắt đầu truông
-
Chàng đi những nhớ cùng thương
Chàng đi những nhớ cùng thương
Gánh tình thì nặng, con đường thì xa
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Mua heo trả lại, kẻo đường hoa hỏng rồi -
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay
Chàng về thiếp nhớ lắm thay
Giường trên chiếu dưới đêm nay ai nằm -
Đường về quê mẹ cách truông
Đường về quê mẹ cách truông
Chim kêu vượn hú, có buồn anh đưa
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.
-
- Giòi trong xương giòi ra
- Bà con trong nhà hại nhau.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bùi ngùi
- Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chấp
- Để bụng.
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Son
- Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).