Tìm kiếm "phương"
-
-
Trèo lên trái núi Thiên Thai
-
Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
-
Trách ai ăn ở hai lòng
-
Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc
-
Sông sâu nước chảy làm vầy
-
Đàn tranh sánh với đàn cầm
-
Đêm qua dồn dập mưa mau
-
Trái gần anh hái, chẳng hái trái xa
Trái gần anh hái, chẳng hái trái xa
Dễ kiếm thịt gà tìm đâu ra thịt phụng -
Đắc thời cu đá phượng hoàng
-
Tưởng phượng hoàng, tui lắp mũi tên me
-
Phụng hoàng đậu nhánh xa kê
Dị bản
-
Lọng vàng che nải chuối xanh
-
Chàng về dạm vợ đẻ con
-
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
Ngày nay tôi hỏi thiệt, mình thương tôi không mình? -
Đồng nào đồng chẳng có chim
Đồng nào đồng chẳng có chim
Sao anh vác súng đi tìm non cao
Tay anh cầm khẩu súng đạn vàng
Lăm le muốn bắn phượng hoàng trên cây. -
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư
-
Đầu rồng, đuôi phụng le te
-
Cú đâu dám sánh phượng hoàng
-
Thuyền tôi ván táu, sạp lim
Chú thích
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Thiên Thai
- Một dãy núi gồm chín ngọn núi liền nhau (ngọn cao nhất cao 150 mét) tạo thành hình rồng lượn, nằm bên bờ sông Đuống, về phía tây bắc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trên núi có nhiều đền chùa, từ xưa đã là một thắng cảnh.
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai?
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Núi Bạc
- Một hòn núi nằm ở thôn Đông, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Cá Ông
- Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.
-
- Móng
- Cá quẫy, đớp bọt nước. Móng là bong bóng nhỏ do cá đớp mồi trên mặt nước tạo nên.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Tương truyền bài ca dao này kể về cuộc gặp gỡ làm nảy nở tình duyên giữa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ mười tám, và Chử Đồng Tử, một vị thánh trong tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam thời cổ. Đọc thêm tại đây.
-
- Cầm
- Một nhạc cụ truyền thống của Trung Hoa, còn gọi là cổ cầm, có nguồn gốc từ rất xưa, ít nhất ba nghìn năm. Đàn cầm được chế tác từ gỗ ngô đồng, lấy tơ xe thành dây, ban đầu có năm dây, đến đầu đời nhà Chu (1046 TCN - 256 TCN) thêm hai dây thành bảy dây. Theo truyền thuyết, vua Phục Hi thời thượng cổ thấy chim phượng đậu trên cây ngô đồng, biết là gỗ quý, liền đốn cây đẽo thành đàn, dựa trên các nguyên lí vũ trụ mà thiết kế. Kĩ thuật chơi đàn cầm đặc biệt đa dạng, có khả năng biểu hiện nhiều sắc thái âm điệu phong phú.
Trong văn hóa phương Đông, đàn cầm đứng đầu các loại nhạc cụ, tượng trưng cho đức hạnh của người quân tử. Chơi đàn cầm vừa được xem là một thú tiêu khiển tao nhã (cầm, kì, thi, họa), vừa được xem là phương tiện tu tâm dưỡng tính.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đắc thời
- Được thời.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Thất cơ
- Mưu kế, tính toán không thành dẫn đến thất bại.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tên me
- Loại tên của ná cánh (loại vũ khí giống cung hoặc nỏ) làm bằng sống lá cỏ, có tẩm thuốc độc, bắn rất nhẹ và chính xác.
-
- Kền kền
- Cũng có tên là kên kên, đôi khi viết thành kênh kênh hoặc kềnh kềnh, một loài chim ăn thịt và xác chết. Trong văn chương, kền kền thường được dùng tượng trưng cho những người độc ác và cơ hội.
-
- Xa kê
- Còn gọi là sa kê, cây bánh mì, loài cây thân gỗ, lá to và dày. Nhựa cây màu trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền (bít các kẽ, lỗ hổng). Quả hình trứng, thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế (quả khô), chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến bằng cách quay, nướng, chiên hay luộc. Rễ, lá, vỏ và nhựa được dùng làm vị thuốc.
-
- Ô rô
- Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta. Cây ô rô là một vị thuốc dân gian.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.