Ước gì anh lấy được nàng
Để anh thu xếp họ hàng đón dâu
Ông sấm ông sét đi đầu
Thiên Lôi, La Sát đứng hầu hai bên
Cầu vồng, mống cái bày lên
Hai họ ăn uống, có tiên ngồi kề
Trăng vàng sao bạc bốn bề
Kỳ lân, sư tử đưa về tận nơi
Sắm xe sắm ngựa nàng chơi
Ngựa thời bằng gió, xe thời bằng mây
Nàng thời má đỏ hây hây
Ước gì anh được đón ngay nàng về
Tìm kiếm "cầu vồng"
-
-
Mống cụt không lụt thì bão
Mống cụt không lụt thì bão
-
Mống bên đông, vồng bên tây
Mống bên đông, vồng bên tây
Chẳng mưa dây thì bão giật -
Mống chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
-
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
Mống dài trời lụt
Mống cụt trời mưa -
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa
Mống vàng thì nắng
Mống trắng thì mưaDị bản
Ráng vàng thì nắng,
Ráng trắng thì mưa
-
Mồ cha cái số làm hầu
-
Xứng danh tài đức vẹn toàn
-
Trời gầm chú ị bò ra
-
Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng
-
Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng -
Trên trời có cả cầu vồng
Trên trời có cả cầu vồng,
Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ. -
Cưới em ba họ nhà Trời
-
Cầu cho võng đó đứt dây
Cầu cho võng đó đứt dây
Bên đó té xuống, bên này trèo lên -
Cách một con đò, câu hò vọng lại
-
Bước lên cầu ván cong vòng
Dị bản
Bước lên cầu ván, miếng ván cong vòng,
Thấy em mê bạc, trong lòng hết thương.
-
Nghề câu quăng được ăn cá lớn
-
Trai làng có thiếu gì đâu
-
Ai bưng bầu rượu đến đó
Chú thích
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- La Sát
- Phiên âm từ tiếng Phạn Rakshasa (hay Raksha), chỉ một sinh vật thần thoại có hình dáng, tính cách của quỷ thần bất thiện trong đạo Hindu và đạo Phật. Ở nước ta, La Sát thường được dùng để chỉ của những nữ ác thần hay những phụ nữ có tính tình hung dữ. Hình tượng này đi vào dân gian bắt nguồn từ nhân vật Bà La Sát (Thiết Phiến Công chúa) trong tác phẩm Tây Du Ký.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sa trường
- Bãi chiến trường (từ Hán Việt).
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
(Lương Châu từ - Vương Hàn)Trần Nam Trân dịch:
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly,
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt chiến trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
-
- Câu
- Con ngựa non (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Thái Tử.
-
- Chú ị
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, chỉ người hoặc một con vật cưng (cũng như chú ấy).
-
- Tầm
- Đơn vị đo chiều dài ngày trước, bằng năm thước mộc (khoảng 2m hiện nay).
-
- Thiên lý
- Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Thủy Tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Viền
- Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thượng Phong
- Tên một thôn thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xã này hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
-
- Cổ Liễu
- Tên một thôn trước thuộc xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
-
- Cầu ván
- Cầu được lát bằng những tấm ván nằm ngang. Đây là một loại cầu rất thường gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, cùng với cầu khỉ, cầu dừa và cầu tre.
-
- Câu quăng
- Cách câu cá dùng cần dài, mồi thường lớn (ếch, nhái), khi thả câu thì quăng thật xa bờ.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Vỏng vảnh
- Như đỏng đảnh.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)